

Nhọc nhằn mưu sinh đời vé số
Những đôi chân tàn tật ngồi trên những chiếc xe lăn, chống những chiếc nạng gỗ, nhiều người ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, nhưng hằng ngày vẫn len lỏi trên các con đường nắng gắt, mưa gió bán từng tờ vé số kiếm tiền lo cuộc mưu sinh. Dù có thể khiếm khuyết về hình thể, nhưng còn chút sức lực cuối đời, những người bán vé số từ các tỉnh thành tụ về TP HCM vẫn tự mình làm ra đồng tiền một cách chính đáng.

Phim "Trúng số" dựa trên câu chuyện có thật
Phim tết "Trúng số" được Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn viết kịch bản dựa trên câu chuyện có thật từ chuyện chị Lành bán vé số từng gây xôn xao dư luận, một câu chuyện như cổ tích cách đây vài năm.

Mẹ bán vé số nuôi con tự kỷ
Bé trai hơn 10 tuổi dùng dằng, ú ớ nơi cổng trường, người mẹ gầy gò dỗ con vào lớp rồi gửi chiếc xe đạp cũ, cầm tập vé số len lỏi khắp ngõ ngách Sài Gòn.

Cụ ông bán vé số dạo được tặng hàm răng giả
Gặp cụ Lê Đình Phương 82 tuổi bán vé số ở ven đường, bác sĩ Bùi Cao Phong hỏi thăm và mời về viện để làm tặng bộ răng giả.

Cô học trò bán vé số
Ra đường gặp người bán vé số, thỉnh thoảng tôi cũng mua một vài tờ giúp người già, trẻ em cùng với chút hi vọng đổi đời mong manh.

Bà lão nghèo bán vé số 5 lần gặp họa
Chồng bị tai biến nằm một chỗ gần 10 năm nay, 6 đứa con đều nghèo xơ xác nên bà Dung phải đi bán vé số kiếm sống qua ngày. Thế nhưng chỉ trong vòng vài tuần bà bị lừa, mất tiền đến 5 lần.

Hai anh em khuyết tật cùng mẹ lên Sài Gòn bán vé số mưu sinh
Cuộc sống hạnh phúc của gia đình nhỏ nơi vùng quê nghèo Khánh Hòa bỗng chốc tan vỡ khi chồng của chị Nguyệt té vào bồn nước rồi tử vong. Chị một mình đưa 2 con trai tật nguyền lên Sài Gòn, thuê trọ rồi 3 mẹ con rong ruổi bán vé số mưu sinh để kiếm miếng ăn qua ngày.

Từ bán vé số dạo đến xây nhà cho người nghèo
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó, từng trải qua những giai đoạn cơ cực nhất trong cuộc đời, vì vậy khi cuộc sống đã khá hơn đôi chút, anh Ngô Đức Đối (ngụ Quảng Ngãi) nhen nhóm ý nghĩ phải làm một việc gì đó giúp những người khó khăn. Từ ý nghĩ này, nhóm từ thiện Tâm Đức ra đời và hoạt động suốt từ năm 2010 đến nay.

Chuyện đời đẫm nước mắt của người mẹ đơn thân nuôi 11 con
Một buổi chiều mưa, quán nước ở đầu hẻm 440 Thống Nhất (phường 16, quận Gò Vấp, TP.HCM) vắng khách. Ly cà phê nóng nổi vừa mang ra cũng vừa lúc một người phụ nữ đến. Chị đưa xấp vé số ra mời: "Mua giúp em vài tờ..."

Nụ cười anh Chuối
Người đàn ông tật nguyền suốt hơn 10 năm qua vẫn rong ruổi khắp phố phường Cần Thơ để bán vé số. Ế ẩm, nắng mưa, bệnh tật… nhưng lúc nào anh vẫn cười tươi trên gương mặt tật nguyền nhưng lành lặn lạc quan. Đó còn là nụ cười của sự thảo hiền, của nghĩa trọng tình thâm.

Ước mơ của người phụ nữ bán vé số dạo
Rời mảnh đất miền Trung khô cằn, quanh năm quen cảnh “bán mặt cho đất, bán lung cho trời” với ruộng đồng, chị Nguyễn Thị Huệ, 48 tuổi, (ngụ xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) vào TPHCM mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Với nghề mưu sinh bán vé số các con của chị có điều kiện vào học đại học, cao đẳng, giúp gia đình chị thực hiện ước mơ thoát nghèo.

Tình người sau những tờ vé số dạo Sài Gòn
Từng đi bán vé số dạo để kiếm sống nên anh Đặng Dưỡng (ngụ đường Lê Văn Quới, quận Bình Tân, TP.HCM) thấu hiểu được nỗi khổ của những người nghèo,người khuyết tật không có chỗ ở trọ, hay không có tiền cọc vé số, vì vậy anh quyết định vay mượn một ít vốn mở đại lý vé số cưu mang những người cùng cảnh ngộ với mình.

Bán vé số nuôi ước mơ được đến trường
Mùa hè, khi cánh cổng trường tạm khép lại, những bé trai bé gái con nhà nghèo lại cần mẫn đi hết đường phố này sang khu dân cư khác, trên tay là xấp vé số với quyết tâm phụ giúp bố mẹ kiếm thêm tiền trang trải cho gia đình.
Bán vé số xây mộ đồng đội
Câu chuyện nữ thương binh Đặng Thị Bảy (SN 1945, trú xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) bán vé số góp tiền xây mộ cho đồng đội thời gian qua đã khiến nhiều người xúc động. Bởi với một người phụ nữ đơn thân mưu sinh nuôi bản thân đã khó, vậy mà chị còn dốc hết số tiền dành dụm trong suốt 12 năm, thực hiện lời hứa với những người đồng đội năm xưa.

Thần tài bán vé số và những câu chuyện không còn bất ngờ
Vé số truyền thống không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động nghèo, các đối tượng yếu thế mà còn mang lại cơ hội trúng giải cho người chơi. Người trúng số nhiều lần đã là chuyện hiếm thấy, vậy mà có địa phương trúng số đã trở thành câu chuyện diễn ra thường xuyên.

Ngồi xe lăn, sửa máy tính, bán vé số mưu sinh
Ngồi xe lăn, cầm tuavit để sửa chữa laptop, cố gắng diễn đạt từng chữ một với khách hàng, đó là hình ảnh cần mẫn của người thanh niên khuyết tật Võ Ngọc Hiếu (22 tuổi, phường Phú Tân, Bến Tre).