TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Ước mơ giảng đường từ những tờ vé số

Học cao đẳng 3 năm nhưng em Nguyễn Thanh Sự (21 tuổi, ngụ Tiền Giang) đã có hơn 2 năm đi bán vé số dạo. Dù ngày nắng hay ngày mưa, cứ sau giờ tan học em lại miệt mài với xấp vé số trên tay bôn ba rao bán khắp các nẻo đường Sài Gòn.

Sự mồ côi từ nhỏ, may mắn được người dì yêu thương chăm sóc, nhưng dì cũng nghèo khổ nên tuổi thơ của em là những chuỗi ngày cơ cực. Sự kể, ngoài giờ học em còn mò cua, bắt ốc để kiếm tiền phụ giúp người dì. Đến khi tốt nghiệp lớp 12, khi bạn bè đang ký thi đại học thì em quyết định đăng ký học một trường cao đẳng tại TP.HCM vì học phí đại học cao em không có đủ tiền đóng học phí và muốn học một nghề cho chắc để nhanh ra trường đi làm kiếm tiền nuôi dì.

Ước mơ giảng đường từ những tờ vé số - Ảnh 1

Để có tiền trang trải học hành nhiều học sinh,sinh viênđã kiếm tiền bằng nghề bán vé số dạo.

Để có tiền trang trải học hành cho cháu, người dì cũng lên TP.HCM thuê trọ, cùng cháu đi bán vé số dạo. Sau những buổi học trên lớp, Sự cùng dì của mình rong ruổi trên mọi nẻo đường, con hẻm Sài thành bán vé số dạo. Khi bán vé số xong là Sự đạp xe ngay về nhà để vùi vào học. Có hôm mệt rã rời nhưng nghĩ đến người dì cũng còn đang bán vé số dạo nên Sự càng quyết tâm đi nhiều, chia nhau bán vé số với dì để 2 dì cháu được về nghỉ sớm. Sự nói: “Em không mệt như dì. Tội nghiệp dì lắm, tối nào cũng đau chân, thở dốc, chỉ có hai ngày là thứ 2 và thứ 7 dì khỏe thôi vì hai ngày đó người ta mua vé số nhiều hơn nhờ có đài xổ số TP.HCM nên dì được về sớm nghỉ ngơi”.

Chàng sinh viên Nguyễn Thanh Sự với nghị lực của mình đã vượt qua những khó khăn, xóa đi những tự ti mặc cảm của mình để thực hiện ước mơ nơi giảng đường.Sự cho biết 2 năm học vừa qua năm nào em cũng có nhận học bổng của trường. Em tâm sự luôn cố gắng thu xếp mọi công việc và thời gian cho việc học. Dì của em cũng không muốn em phải đi bán vé số nhiều, nhưng sau khi nhận được những kết quả học tập của em dì rất yên tâm.

Ước mơ giảng đường từ những tờ vé số - Ảnh 2

Căn nhà trọ nơi Sự và dì của mình đang sinh sống.

Khi chúng tôi hỏi về thu nhập bán vé số của mình có đủ nuôi sống và giúp em ăn học, Sự cho biết mỗi ngày ngoài giờ học em bán hơn 150 tấm vé số tương đương với số tiền được gần 150 ngàn, số tiền này không lớn nhưng đã giúp em tự nuôi sống bản thân mình, đồng thời có tiền trang trải cho việc học tập.
Sự chia sẻ: “Cả đời dì em đã khổ cực nuôi em nên người nên em phải cố gắng phấn đấu học tập, sau khi ra trường tìm một công việc ổn định rồi vừa làm vừa liên thông học tiếp đại học. Phải cố gắng anh ạ, để không phụ lòng dì em”.
Nhìn Nguyễn Thanh Sự hàng ngày bôn ba khắp những nẻo đường Sài Gòn để nuôi dưỡng giấc mơ nơi giảng đường, chúng tôi không khỏi khâm phục chàng sinh viên nghèo có nghị lực phi thường và ý chí quyết tâm theo đuổi ước mơ. Em kể, có hôm trời mưa lớn, đường ngập phải nghỉ ở nhà với xấp vé số ế trên tay 2 dì cháu rất buồn, may thay những người trong xóm thấy vậy thương tình ủng hộ người vài tờ vé số, vì vậy chỉ mang đi trả lại cho đại lý một ít.
Bà Cao Thị Tư, một hàng xóm chung khu trọ của Sự cho biết: “Ở xóm trọ này ai cũng quý thằng Sự vì nghèo mà có chí, vừa đi học vừa bán vé số dạo mà lại học giỏi. Hễ con cháu đứa nào trong xóm không lo học hành là chúng tôi nhắc đến nó để làm tấm gương cho tụi nhỏ noi theo”.
Còn người dì Ba của Sự thổ lộ: “Cả đời tôi quen khổ cực rồi, chỉ mong sao thằng Sự cố gắng học hành để mai này không khổ như tôi. Nhìn nó vừa bán vé số vừa đi học tôi thương lắm, nhưng nó cứ thuyết phục nói không ảnh hưởng gì đến việc học hành, lại còn nhận được học bổng nên tôi yên tâm cho nó đi bán”.
Chia tay Sự giữa cơn mưa chiều Sài Gòn nặng hạt, chúng tôi thầm cầu chúc cho em có một tương lai tươi sáng được vun đúc lên từ những tờ vé số. Hình ảnh của em chính là tấm gương sáng cho những học trò nghèo biết tự mình vươn lên từ những khó khăn để nuôi dưỡng ước mơ nơi giảng đường.

SONG NGỌC