TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Bán vé số nuôi ước mơ được đến trường

Mùa hè, khi cánh cổng trường tạm khép lại, những bé trai bé gái con nhà nghèo lại cần mẫn đi hết đường phố này sang khu dân cư khác, trên tay là xấp vé số với quyết tâm phụ giúp bố mẹ kiếm thêm tiền trang trải cho gia đình.

Bé Nguyễn Thị Kim Ni đangbán vé số phụ mẹ.

Vất vả mưu sinh

Dù trời nắng nóng cháy da hay trời mưa dầm dề thì những người sống ở khu phố Bình Phước B, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, Bình Dương vẫn bắt gặp bé Nguyễn Thị Kim Ni (11 tuổi) và Nguyễn Thị Kim Di (8 tuổi) cùng nhau đạp xe rảo quanh khắp các ngõ ngách của chợ, cây xăng, quán xá để bán vé số. Ở lứa tuổi của Kim Ni và Kim Di đáng lẽ là tuổi cắp sách đến trường như bao đứa trẻ khác nhưng hai em lại phải đi kiếm tiền để phụ giúp gia đình.

Chị Nguyễn Thị Kim Loan (41 tuổi) mẹ của bé Kim Ni và Kim Di cho biết, do cuộc sống ở quê (Châu Đốc, An Giang) quá khó khăn nên cả nhà chị phải lên tận Bình Dương để mưu sinh.

Hàng ngày, từ 6 giờ sáng là chị bắt đầu đem sấp vé số lấy từ ngày hôm trước đi khắp nơi đến khoảng 10 giờ đêm mới kết thúc một ngày làm việc. Những ngày gặp thuận lợi, buôn bán đắt thì được khoảng 250 tờ vé số. Đồng tiền lời kiếm được từ việc bán vé số hàng ngày phải trang trải đủ thứ từ tiền thuê nhà trọ, tiền mua sữa cho đứa út hơn hai tuổi và nhiều thứ khác nên chẳng có tiền để cho con đến trường.

Chị kể do thiếu hiểu biết, không có kế hoạch hóa gia đình nên vợ chồng chị sinh đến sáu đứa con, đứa nhỏ nhất chỉ mới được hơn hai tuổi. Điều đáng quan tâm là cả sáu người con của chị đều không được học hành nên không có ai biết chữ.

Cuộc sống chật vật từ nhiều năm qua cứ đeo đẳng gia đình chị suốt nên chuyện cho con đến trường học chữ đến nay vẫn không thể thực hiện được. Chị tâm sự: “Bây giờ cũng muốn cho con đi học lắm nhưng không có tiền. Cuộc sống bây giờ lo được bữa cơm trước đã, cái đó (việc đi học) mình lo sau. Ước cho trúng được tờ vé số đi về quê cho con nó đi học rồi tôi đi bán vé số tiếp tục nuôi con.”

Thương mẹ, hai đứa con gái cũng không chịu ở nhà mà cùng nhau đạp xe đi bán vé số phụ mẹ. “Cho ở nhà nó cũng không chịu ở, đi suốt ngày vậy đó.” Chị vừa nói vừa nhìn về phía con gái đang mời chào khách mua vé số đang cầm trên tay. Mỗi ngày hai chị em Kim Ni và Kim Di cũng giúp mẹ bán được khoảng 100 tờ vé số.

Hàng ngày, từ 6 giờ sáng Nguyễn Thị Kim Loan bắt đầu đem sấp vé số lấy từ ngày hôm trước đi khắp nơi
đến khoảng 10 giờ đêm mới kết thúc một ngày làm việc.

Bán vé số chờ ngày khai giảng

Bà con ở dọc khu phố ven chợ Đà Lạt đã quá quen thuộc với con bé “chỉ nhỏ bằng viên kẹo” mà bất kể nắng hay mưa, ngày nào cũng có mặt trên hình trình quen thuộc, với xấp vé số trên tay. Gương mặt bầu bĩnh của cô bé lớp 2 đã bắt đầu sạm đen nắng gió. Thủy (tên của bé) lân la đến những bàn cà phê trong các quán quen, ngó nghiêng trò chuyện rồi mời mua vé. Bé nói: Ba đi bán kẹo bông dọc hồ Xuân Hương, lên cổng chợ Đà Lạt, mẹ cũng bán vé số nhưng lại đi hướng khác, phía bên khu Hòa Bình.

Thủy kể, năm nay con lớp 2, nhưng đã biết đi bán vé số từ mùa hè năm ngoái! Nhìn cô bé tí hon, không thể ngờ được rằng, trung bình mỗi ngày bé bán được 100 tờ vé số. Ngày nào cũng như ngày nào, dọc những con đường quanh co dốc của phố núi Đà Lạt, đều in ghi dấu chân của cô bé nghèo hiếu thảo. Tiền bán vé số được ba mẹ để dành cho chi tiêu để đi học. “Con biết bán từ năm ngoái, cũng đã có người mua vé của con trúng 100 triệu rồi!”

Mẹ của Thủy, chị Lê Thị Ba kể: Ở quê Bình Định không có việc làm, đất đai không có, mới dắt díu nhau lên Đà Lạt mưu sinh. Ở thành phố du lịch nên mọi thứ đều đắt đỏ, gia đình chị thuê một căn phòng nhỏ dưới dốc ngoài khu Ngã Năm để tiện đi bán. Dù nghèo khổ nhưng vẫn cho bé Thủy đến trường. Con nhà nghèo cũng mau khôn, biết ba mẹ vất vả nên xin mẹ đi bán vé số, thêm được chút đỉnh phụ giúp.

Chị Ba cũng cho biết, bé thủy nhỏ người nhưng khỏe và ngoan, ở nhà thì giúp mẹ bán vé số, ở trường cũng là một học sinh khá, năm học nào cũng có giấy khen và phần thưởng của nhà trường!

Không chỉ có Thủy, Kim Ni, Kim Di mà còn rất nhiều trẻ em ở nông thôn Việt nam ra các thành phố lớn mưu sinh bằng tờ vé số. Khách hàng có thể trúng số và đổi đời trong chốc lát, nhưng họ, những người bán vận may, vẫn vun đắp cuộc sống gia đình bằng mồ hôi nước mắt dọc đường gió bụi để mưu sinh.

NGUYỄN VĂN THIỆN