TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

6 dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị đường huyết cao

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, và mất thị lực.

Ảnh: Shutterstock

Tiến sĩ - bác sĩ Joel Fuhrman, tác giả của cuốn sách “The End of Diabetes” (Cái kết của bệnh tiểu đường), hướng dẫn 6 cách nhận biết lượng đường huyết cao để điều chỉnh kịp thời giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường, theo womanshealth.

Đi tiểu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu báo hiệu rằng lượng đường huyết có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Tiến sĩ Joel Fuhrman -bác sĩ trên chuyên trang sức khỏe womenshealth giải thích rằng khi có quá nhiều glucose hoặc đường trong máu, thận sẽ cố gắng đẩy chúng ra ngoài qua nước tiểu. Kết quả là, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, bao gồm cả vào giữa đêm. Vì bạn mất quá nhiều chất lỏng, có thể bạn sẽ cảm thấy khát và miệng cũng sẽ khô.

Khát nước thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên hơn có nghĩa là cơ thể đang thoát nước nhiều hơn bình thường, điều này khiến bạn có nguy cơ bị mất nước, tiến sĩ Furhman nói. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy khát và khô miệng

Mệt mỏi thường xuyên

Mệt mỏi là hậu quả của mất nước. Elizabeth Halprin, giám đốc lâm sàng của bệnh tiểu đường ở Trung tâm Tiểu đường Joslin ở Boston (Mỹ), cho biết: "Nếu bạn đang đi tiểu nhiều hơn và khát hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên".
Nhìn mờ

Điểm vàng là một ống kính nhỏ ở trung tâm trong mắt. Khi lượng đường huyết quá cao, chất lỏng có thể xâm nhập vào ống kính và làm cho nó sưng lên khiến bạn bị mờ mắt, tiến sĩ Fuhrman nói.

Chảy máu nướu răng

Khi lượng đường huyết tăng làm cho miệng bạn trở nên thân thiện hơn đối với vi khuẩn và làm giảm các đặc tính chống vi khuẩn tự nhiên trong miệng, khiến nướu răng dễ bị nhiễm khuẩn.

Da xấu

Bác sĩ Fuhrman giải thích rằng lượng đường huyết quá cao có thể làm hỏng mạch máu tạo mảng màu nâu nhạt hoặc vẩy màu trên da - đặc biệt là ở vùng dưới chân. Các mảng này thường ngứa, và thậm chí có thể đau.

Bạn cũng có thể nhận thấy các mảng màu tối ở nếp gấp da, đặc biệt là ở nách, háng hoặc cổ. Đường huyết quá cao có thể làm cho tế bào da tái sản xuất nhanh hơn bình thường khiến các tế bào mới có nhiều sắc tố hơn, dẫn đến các đốm tối. Chúng có thể sẽ không đau nhưng có thể ngứa hoặc thậm chí có mùi.

Ngọc Lam/TNO