TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Linh thiêng chùa cổ Bửu Phong ở Đồng Nai

Tọa lạc trên núi Bình Điện, phường Bửu Long, TP Biên Hòa, chùa Bửu Phong là ngôi chùa cổ có niên đại sớm của Đồng Nai, với lối kiến trúc và các chạm trổ, trang trí hoa văn tinh vi độc đáo mang màu sức tâm linh huyền bí, là kiệt tác mang đậm phong cách dân tộc của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam .

Hiện tại, trong số 500 ngôi chùa hiện có ở Đồng Nai thì 03 chùa Đại Giác, chùa Long Thiền và chùa Bảo Phong là ba ngôi chùa cổ nhất, ghi lại những dấu tích đầu tiên của người Việt trong công cuộc mở mang đất nước và truyền bá đạo Phật cho vùng đất mới phương Nam. Ngày 12/8 âm lịch hàng năm là ngày Lễ giỗ Tổ khai sơn của chùa Bảo Phong, rất đông người dân trong vùng và du khách thập phương tới tham dự. Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hoá quốc gia từ tháng 04-1991.

Trong đời sống tâm linh của người dân địa phương cũng như du khách, thì đây là ngôi cổ tự rất linh thiêng “cầu gì được nấy”, hàng năm thu hút rất đông khách thập phương tới chiêm bái và hành lễ bình an, sức khỏe, cầu tình duyên, con cái, cầu tài lộc mua may bán đắt, trúng số...

Tương truyền, đầu thế kỷ XVII, Bửu Long còn là vùng rừng núi hoang vu thuộc Chân Lạp. Năm 1616, một nhà sư người Việt theo sự bang giao Lạp – Việt đã đặt chân lên đất này, thấy cảnh núi non tươi đẹp, sư xin lập một am tranh đơn sơ, đặt tên là Bửu Phong tự và ông tự xưng là Bửu Phong thiền sư. Từ khi có ngôi chùa, dân chúng các nơi tụ tập về sinh sống đông dần lên. Nhà sư đặt tên vùng đất này Bửu Long - 寳龍,ngụ ý đây là vùng đất thiêng có thế ẩn của rồng. Dân tụ về ngày càng đông, xóm Bửu Long trở thành ấp Bửu Long rồi xã Bửu Long.... Về sau, một thầy địa lý đến thăm vùng đất này cho biết đây là nơi rồng ẩn. Ông giải thích rằng: chùa Bửu Phong tọa lạc trên trái châu của rồng (tức núi Bình Điện), núi kế bên hướng về trái châu là nơi rồng ẩn (núi Long Ẩn hiện nay). Rồng ẩn mình trong lòng đất, có khúc ẩn, khúc hiện, quả là đất lành muôn thuở.

Từ năm 1974 đến nay, chùa Bửu Phong trở thành chùa ni, chỉ có các sư cô ở tu tập. Ni sư Huệ Hương đã không ngừng sửa chữa và trang trí để ngôi chùa được trang nghiêm. Giữa năm 2005, ni sư tiếp tục cho trùng tu nhà thờ tổ, chánh điện và xây dựng, sửa chữa thêm một số hạng mục trong khuôn viên chùa đã bị hư hỏng. Trong đó, có hai con rồng uốn mình phủ phục hai bên bậc thang lên chùa.

Từ cổng tam quan của chùa nằm dưới chân núi Bình Điện bên trục lộ 24, leo lên 99 bậc đá, tới độ cao khoảng 30m là một Bửu Phong cổ tự nằm thấp thoáng sau cây bồ đề lớn. Chùa được xây dựng trên một mỏm đá khá bằng phẳng, kiến trúc theo kiểu chữ Tam giống như các chùa xưa ở miền Nam. Trung tâm ngôi chánh điện thờ Phật Di Đà Tam Tôn, Đức Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng thượng đế, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền. Hai bên tả hữu thờ Quan Công và Tổ sư Đạt Ma. Ngoài ra còn có hương án thờ Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Địa Tạng và bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Đặc biệt ngôi bảo tháp sau chánh điện thờ Xá Lợi Phật, được coi là bảo vật thật linh thiêng đầy huyền bí. Chính vì điều này nên hàng năm thu hút rất đông Phật tử và khách thập phương tìm về ngôi cổ tự Bửu Phong chiêm bái, hành lễ cầu Đức Phật ban cho những điều may mắn về sức khỏe, về đường tình duyên, con cái, làm ăn phát đạt, trong đó có không ít người tới để cầu cơ trúng số để đổi đời.

Tâm Lương