TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Bí ẩn chuyện “ma Gà”

“Ma Gà”, hay còn được biết đến với nhiều cái tên như ma Chài, ma Ngũ Hải… có xuất xứ từ một số dân tộc thiểu số như Tày, Nùng cư ngụ ở miền núi Lạng Sơn, Cao Bằng. Từ xa xưa tới bây giờ, dù chưa ai hình dung được hình dáng “ma Gà” ra sao, nhưng nỗi ám ảnh về nó vẫn còn tồn tại trong đời sống tâm linh người Tày, Nùng.

Trong quan niệm của người Tày ở xứ Lạng (Lạng Sơn), “ma Gà” là một cái gì đó vô hình, thường được nuôi trong chum, đặt ở những xó nhà ít bị nhìn thấy, nhằm trông nhà, giữ của. Người nào vào ăn cắp là nó đi theo ăn hết ruột gan hoặc làm cho kẻ đó trở nên điên loạn.

Theo các thầy mo, nhà nào nuôi “ma Gà” phải lập riêng một bàn thờ ở nơi khuất, tối, ít người đi lại. Vào những ngày lễ, Tết, gia chủ phải làm lễ cúng bàn thờ “ma Gà” trước, sau đó mới được làm lễ cúng ở bàn thờ tổ tiên. Hoặc gia đình có những việc lớn như dựng vợ gả chồng cho con cháu, hay tổ chức cúng lễ gì thì cũng phải làm lễ báo trước sự việc với “ma Gà” mà gia chủ đang nuôi, nếu không làm như vậy thì con ma này sẽ phản lại chủ nó.

Trong quy trình nuôi “ma Gà”, mỗi tháng, vào một ngày nhất định, người nuôi phải tắm rửa sạch sẽ, khấn vái làm lễ cho ma ăn. Thức ăn thường là một con gà sống. Nếu cứ đến ngày đó, mà ma không được ăn gì thì nó sẽ nhập vào một người nào đó trong vùng đòi hỏi, hoặc bắt gia chủ phải thế mạng.

“Để biết được nhà nào nuôi ma Gà thì rất đơn giản, những nhà nuôi loài ma này thường rất sạch sẽ, không bao giờ trong nhà có mạng nhện và đặc biệt là con gái nhà ấy luôn có vẻ ngoài rất xinh xắn, mắt đẹp và trong vắt - Một thầy mo (xin được giấu tên) ở xứ Lạng, chia sẻ. “Không phải ai cũng nuôi được “ma Gà”, chỉ có những người sinh ra trong gia tộc, dòng họ có truyền thống nuôi “ma Gà” mới có thể làm được. Nhà nào đã nuôi thì như một lời nguyền truyền kiếp, thế hệ sau sẽ phải nối tiếp thế hệ trước để nuôi.

Hiện nay, người dân ở xứ Lạng vẫn thường truyền tai nhau nhiều câu chuyện rùng rợn về loài “Ma Gà” vô hình, nhưng lại mang đến nhiều nỗi ám ảnh và khiếp sợ cho không ít người.

Đầu những năm 70, một người bạn trai của tôi, tên Hoàng, khi ấy khoảng 16 tuổi, đang đi kiếm củi trên núi bỗng rùng mình ớn lạnh, rồi đêm ấy bắt đầu có biểu hiện bất thường, sợ ánh sáng đèn, luôn nằm quay mặt vào bóng tối và nói năng lảm nhảm. Theo kinh nghiệm, dân làng đoán Hoàng bị “ma Gà” của một gia tộc ở làng bên nhập vào, nên lập tức cho mời một thầy lang, kiêm thầy mo nổi tiếng trong vùng tới làm lễ cúng trục.

Ngoài lễ vật thường thấy trong các lễ cúng thần linh, ma quỷ, thầy mo hỏi người bị “ma Gà” nhập muốn lấy thêm những thứ gì để gia chủ sắm cho. Bạn tôi nói, cần xin một gánh thóc (trước đó người nuôi “ma Gà” có tới nhà bạn tôi vay thóc, nhưng bị từ chối, vì lúc đó đang mùa giáp hạt). Gánh thóc được đem ra, ông thầy mo bắt đầu khấn vái bằng một bài khấn khá dài mà những người nghe cũng không hiểu ý nghĩa. Rồi đúng lúc gần tàn hết 1 tuần nhang thì tự dưng bạn tôi vùng dậy tới bên gánh thóc, làm động tác như quẩy gánh thóc lên vai, rồi lảo đảo bước ra cửa, đi xuống cầu thang gỗ ra tới ngõ thì ngã lăn ra. Sau khi được người thân dìu lên nhà, bạn tôi ngủ mê mệt cho tới sáng thì tỉnh táo như chưa hề có chuyện “ma Gà” nhập.

Đó là lần duy nhất tôi được tận mắt chứng kiến người bị “ma Gà” nhập và chuyện thầy mo trục “ma Gà” với một phép thuật cúng bái đầy huyền bí. Bài khấn trục cho tới nay vẫn là một ẩn số, chưa nhà nghiên cứu tiếng Tày, Nùng nào giải mã được. Theo họ, có thể đó là loại văn khấn cổ xưa chỉ được thế hệ các thầy mo truyền miệng chứ không được thể hiện trên văn bản. Đó cũng có thể là thổ ngữ xưa của dân tộc Tày, nhưng theo thời gian bị mai một và chỉ các thầy mo mới hiểu được ý nghĩa của bài khấn.

“Ma Gà” có phải là loài ma quỷ có thật chuyên hại người hay chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng tồn tại bao đời nay trong đời sống tâm linh người Tày, Nùng miền núi phía Bắc nói chung, xứ Lạng nói riêng, đó còn là điều đầy bí ẩn mà khoa học hiện nay vẫn chưa giải mã được.

Tâm Lương