TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Ngôi miếu và cây cổ thụ linh thiêng cho số trúng độc đắc

Đã lại cuối năm, sắp đến ngày làm lễ cầu an hàng năm vào ngày 18-2 âm lịch tại Miếu Cây Trâm, một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Vào ngày này dân trong xã cũng như dân quanh mấy tỉnh miền Tây lại nườm nượp về đây cúng lễ. Mấy năm nay, Miếu Cây Trâm cũng là nơi tụ hội của những người mê tín dị đoan, những đệ tử lô đề cơ bạc tụ tập, mong thần linh ban cho một vài con số đổi đời.

Câu chuyện chỉ mới xảy ra năm 2012 kể về một ông già sống ở quận 7, TP Hồ Chí Minh khổ sở vì con cháu làm ăn thất bát, đến cầu cúng tại miếu, xin thần cho một đường nợ nần. Ông định thử lần cuối, nếu thất bại, ông sẽ tự kết thúc cuộc đời. Ai ngờ, khi ông đang cúng, bỗng có cơn gió thổi, làm bay một tờ tiền lẻ ông cúng giọt dầu từ trên ban thờ bay xuống cạnh chỗ ông đang khấn. Tờ tiền có số đuôi là 62. Tối đó ông dốc hết những đồng tiền cuối cùng trong nhà đánh con đề 62, lại mua mấy bộ xổ số có đuôi 62. Ai ngờ chiều về giải đặc biệt có đuôi 62, ông ăn đề đã đành, lại còn được một tờ vé số trúng giải đặc biệt 1,5 tỷ đồng. Cả gia đình thoát nợ. Từ đó cứ đến ngày rằm, mồng một, ông lại lặng lẽ sắp lễ đến miếu làm lễ tạ thần linh. Câu chuyện từ lời đồn thổi đã kéo hàng trăm người hàng tuần đến cúng lễ tại miếu, gây nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ trật tự trị an địa phương.


Ngôi miếu linh thiêng và cây trâm ma

Thật ra không phải bây giờ mới có dư luận về sự linh thiêng của ngôi miếu này. Ngôi miếu và cây trâm cổ thụ đã được ghi trong sử sách và những câu chuyện kỳ lạ về nó đã được đồn thổi khắp miền tây Nam bộ. Đã hơn 300 năm, người dân quanh vùng vẫn truyền miệng nhau những câu chuyện kỳ bí về cây trâm bảo vệ miếu thiêng. Ngoài vẻ ngoài sum xuê, tán lá che rợp góc miếu, cây trâm cổ thụ nhiều năm tuổi luôn ám ảnh người dân địa phương. Nỗi sợ xen lẫn kỳ quái khiến không một ai đủ can đảm bước ngang qua khu vực của cây vào đêm tối, ban ngày đi qua phải bỏ nón cúi chào, những ai cố ý chặt cành, phạm cây đều bất ngờ gặp tai họa… Nhiều người gọi cây trâm này là cây trâm ma. Cây trâm có gốc khá lớn chia nhiều gốc phụ bao quanh gốc chính tạo thành một khối khổng lồ 10 người ôm không xuể. Những gốc trâm này vươn lên trời xanh, chia thành nhiều nhánh đan xen nhau, cành lá um tùm, che mát cả một khoảng đất rộng. Nhiều bậc lão niên sống gần cây trâm ma ở xã Đức Hòa Hạ ước chừng cây trâm này có tuổi thọ hơn 300 năm. Tuy nhiên, nhiều người dân nơi đây còn cho rằng cây đã sống gần ngàn năm. Từ hồi nhỏ xíu, họ đã nghe ông bà, cha mẹ kể về nó với những câu chuyện đầy bí ẩn. Người nắm giữ nhiều bí mật cũng như những câu chuyện bí hiểm về cây đã qua đời gần hết.

Cây trâm cổ thụ tỏa bóng mát rộng đến gần 400m2 nhưng tuyệt nhiên không người dân nào dám đến đây nghỉ trưa khi đi làm ruộng. Ông Nguyễn Văn Ba (78 tuổi) cả đời sinh sống gần cây trâm linh thiêng khẳng định: “Cây trâm này đã sống hàng ngàn năm rồi. Từ nhỏ tôi đã thấy nó to lớn sừng sững như bây giờ. Tôi cũng nghe ông bà xưa kể lại, trước đây, toàn bộ khu vực này là rừng rậm, dân đến cư ngụ ở đây hàng trăm năm, cây cối chặt hết lấy đất làm ruộng, không hiểu tại sao cây trâm vẫn sừng sững ở đó. Có lẽ thần thánh đang trú ngụ ở cây trâm cổ thụ”. Cũng không ai nhớ ngôi miếu cổ dưới gốc cây trâm có từ bao giờ. Một trong những cách lý giải khác cho sự xuất hiện miếu thờ dưới gốc cây nhằm thờ cúng những vong linh không nơi trú ngụ. Người dân nơi đây cho rằng, gốc cây tập trung rất nhiều linh hồn người đã khuất không mồ mả, không hương khói. Ông Đỗ Văn Đệ (69 tuổi, ngụ ấp Bình Tả 1, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa), bí thư chi bộ, thành viên Hội cựu chiến binh xã Đức Hòa Hạ thông tin: “Cái miếu lớn nhất mới được tôn tạo lại gần đây. Miếu này thờ Bà Chúa Sứ và vong linh của những người lính ngã xuống trên đất này. Cây này, miếu này thiêng lắm, trước đây ai cũng nể sợ. Thời còn chiến tranh, cây cối còn nhiều nhưng không có cây nào trong ấp này to và cổ thụ như vậy. Vùng này cũng trong tầm pháo giặc nhưng không hề bị một vết trầy xước nào do bom đạn nên càng thiêng hơn”.

Tuy nhiên, những câu chuyện thần bí xung quanh cây trâm cổ thụ biến nó trở thành địa điểm đáng sợ và ám ảnh người dân bắt đầu từ những năm kháng chiến chống Pháp. Bậc cao niên trong vùng như ông Bảy Nên hơn chục năm trông coi miếu dưới gốc cây luôn dành cho nơi đây lòng thành kính đặc biệt. Ông Bùi Văn Sáu (79 tuổi, ở ấp Bình Tả 1, xã Đức Hòa Hạ) cho biết: “Vào ban đêm, đứng dưới thân cây rất dễ chứng kiến những sự việc đáng sợ. Không chỉ phát ra những thanh âm đầy ma quái, nơi gốc cây cũng xuất hiện những ánh sáng kỳ lạ khiến người chứng kiến phải nổi da gà. Dần dà, người ta tin rằng cây trâm là nhà của các vong hồn lang bạt, không có chỗ nương tựa”. Những năm kháng Pháp, câu chuyện kỳ bí về cây trâm ma một lần nữa được khẳng định, lan truyền và có phần thực tế hơn. Các bậc cao niên và cựu chiến binh trong vùng cho biết trong những năm kháng chiến có vô số chiến sĩ ngã xuống dưới gốc cây này. Số người chết nhiều đến nỗi người ta phải lập miếu thờ chung cho những người ngã xuống ở đây. Nhiều người tin rằng linh hồn các chiến sĩ bám víu vào cây rất linh. Trước đây, ban ngày, khi đi ngang qua cây, các cụ đều ngả mũ, cung kính chào”.

Người Pháp nhiều lần tìm cách triệt hạ cây trâm nhưng đều phải hoảng sợ và bỏ cuộc trong vô vọng. Ông Sáu kể: “Người Pháp vốn không tin vào sự thiêng liêng của cây trâm nên tìm mọi cách đốn hạ nó. Đầu tiên, họ thuê người chặt hạ những cây con bọc quanh thân cây chính. Tuy nhiên, không ai dám nhận. Người nhận tiền, định ngày đốn hạ thì bị bệnh tật liên miên, người héo hon, vàng võ”. Tuy nhiên, giặc vẫn quyết đốn hạ cây thiêng cho bằng được. Ông Bảy Nên, người nhiều năm trông coi miếu thờ dưới gốc cây kể: “Trải qua biết bao bão bùng, mưa nắng mà cây trâm ma không hề suy chuyển. Hơn nữa, cây rất to, nằm trong tầm đạn, pháo của giặc nhưng không mảy may thương tổn, bình yên một cách kỳ lạ. Người Pháp muốn chứng minh sức mạnh khoa học vượt qua cả điều thiêng liêng nên lái xe tăng nhằm thẳng miếu thiêng và thân cây húc tới. Tuy nhiên, khi bánh răng xe tăng vừa lăn lên những chiếc rễ cổ thụ oằn lên trên mặt đất, chiếc xe bỗng khựng lại. Không ai hiểu vì cớ sự gì nhưng khi mở nắp hầm xe, người trong đó đều hộc máu mà chết. Từ đó, chúng không bao giờ dám bén mảng tới gần cây trâm nữa”.

Đến hôm nay, nỗi ám ảnh về một cây trâm ma có sức mạnh thần bí vẫn tồn tại trong tâm trí của nhiều người sống trong ấp. Mấy năm nay được sự giúp đỡ của chính quyền và các nhà hảo tâm, ngôi miếu dưới gốc cây trâm đã được trùng tu, xây dựng lại khang trang, là nơi dành cho dân xã cúng lễ. Hàng năm đến ngày 18-2 âm lịch, dân xã lại sửa lễ lớn làm lễ cầu an, cầu cho Bà Chúa Xứ và các vị thần linh cho mưa thuận gió hòa mùa màng thắng lợi.

Sự thật và những lời đồn đại mê tín dị đoan

Ông Đỗ Văn Đệ, bí thư chi bộ, thành viên Hội cựu chiến binh xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết: “Những lời đồn đoán trên tồn tại trong người dân hàng chục năm nay. Hiện rất nhiều người tin vào sự thiêng liêng của cây trâm cổ thụ cũng như miếu thờ dưới gốc. Tuy nhiên, những lời đồn về sự thiêng liêng của cây trâm cổ và miếu thờ là không có căn cứ”. Hiện nay, cây trâm này đang bị nhiều thành phần xấu lợi dụng tuyên truyền những điều không hay. Đặc biệt, gần đây, khi ngôi miếu lớn được tôn tạo khang trang hơn, nhiều “đệ tử lô đề” tụ tập về đây cúng vái xin số tạo hình ảnh không đẹp ở nơi thờ cúng. Rất nhiều người đã cố công tìm địa chỉ và danh tính người đã xin số tại Miếu Cây Trâm và trúng số lớn nhưng đều thất bại. Có thể nói chuyện cầu thần xin số đề và trúng số chỉ là điều bịa đặt. Cơ quan chức năng địa phương nhiều lần tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu về chuyện này. Ngay ông Bảy Nên, người trông coi miếu cũng không đồng ý với việc cầu cúng xin số đề ở đây. Tuy nhiên, không cho họ cúng trong miếu thì họ lại ra gốc cây cầu cúng, rất khó quản lý. Cần sớm có những biện pháp phối hợp nhiều lực lượng, đảm bảo không gian bình yên cho những hoạt động văn hóa cổ truyền của nhân dân địa phương.

Nguyễn Văn Bách