TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Bí ẩn chuyện “vay vàng” làm ăn, mua vé số ở chùa Bà Bình Dương

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương được người dân địa phương gọi là chùa Bà Bình Dương. Đây là một ngôi chùa rất linh thiêng và đầy huyền bí, có tên chữ là Thiên Hậu Cung, do hội người Việt gốc Hoa đóng góp xây dựng để thờ vị nữ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu. Từ lâu chùa Bà Bình Dương đã thu hút khách thập phương tới chiêm bái hành lễ cầu tài lộc, “vay tiền, vàng” Bà để làm ăn, để mua vé số với hy vọng may mắn trúng số đổi đời.

Vào dịp ngày rằm, hay 30 và mùng 1 âm lịch hàng tháng du khách đổ về chùa Bà Thiên Hậu (gọi tắt là chùa Bà, phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đông nghịt. Vào lúc cao điểm, khách dồn tới khu chánh điện đông đến mức ngạt thở, chỉ để “vay vàng”, hốt tro nhang của “Bà”. Một du khách giải thích tối biết, “Vàng” ở đây là miếng thẻ bằng giấy màu vàng in hình bà Thiên Hậu, được đựng trong bao lì xì màu đỏ. Nhiều người tin rằng nhận được “vàng miếng” từ chùa Bà sẽ làm ăn phát đạt, nhất là vào dịp đầu năm.

Với khuôn mặt đầm đìa mồ hôi vì chen lấn, chị Nguyễn Thị Thu Giang (ngụ quận 8, TP HCM) thở dốc: “Đây là vàng bằng giấy nhưng mình cứ tâm niệm là vàng thật đi. Vàng sẽ đẻ ra vàng. Có vàng Bà sẽ làm ăn khấm khá. Những thẻ giấy vàng này là lộc, có được nó sẽ buôn may bán đắn, sẽ trúng lô đề, vé số. Nhiều người từng làm ăn phát đạt và trúng số là nhờ vay được vàng này của Bà rồi!”.

Do du khách quá đồng, nên nhà chùa cắt cử người ngồi cạnh thùng công đức để phát “lộc”, ai xin thì có thể phát miễn phí. Tuy nhiên, gần như trước khi ngửa tay nhận “lộc”, người đi chùa Bà đều tự hiểu nên nhét tiền vào thùng công đức. Có người gọi tiền này là “cúng Bà”, có người bảo là để “mua lộc” hay “mua vàng Bà”. Họ nhét bao nhiêu cũng được, đa số là 20.000 đồng hoặc 50.000 đồng/người, có người nhét cả vài trăm ngàn đồng. Nhiều phụ nữ, đàn ông chen nhau bò vào khóm thờ vét “tro Bà” (tro nhang) mang về lấy hên. Nếu ai không muốn nhận vàng bằng giấy mà thích nhận tiền thật thì chùa Bà có cả dịch vụ gọi là “vay tiền”. Nhiều người dùng 100.000 đồng để đổi lấy một bao lì xì chứa 50.000 đồng hoặc 20.000 đồng!

Chị Lê Thị Bình (quê Tây Ninh) cầm bao lì xì chứa 50.000 đồng hồ hởi: “Nghe nói vay được tiền Bà làm ăn phất lắm, mua vé số sẽ gặp hên, nhiều người đã trúng! Nếu phất thiệt, năm sau tôi sẽ trả đậm cho Bà gấp nhiều lần số tiền đã vay”. Chẳng biết chị Bình rồi có “phất” hay không chứ trước mắt, tôi thấy chị lỗ mất 50.000 đồng vì để “vay” được tờ 50.000 đồng, chị đã phải đưa tờ 100.000 đồng.

Hỏi một vị sư trong chùa, tôi được biết, vào dịp lễ hội, chùa Bà chuẩn bị đến 1,2 triệu bao lì xì chứa “vàng” để cung cấp cho khách ghé chùa trong tháng giêng. Khi được hỏi tại sao thu tiền trước của người dân sau đó mới “cho vay” bằng số tiền ít hơn, vị sư lý giải khách phải đưa tiền trước thì ban tổ chức mới đủ tiền cho người khác “vay”. Còn khoản chênh lệch được xem là “tiền công đức”. Nhiều công ty lớn đến chùa Bà “vay” 1 triệu đồng, năm sau họ trở lại “cúng Bà” đến 50 triệu đồng.

Chuyện “vay vàng” để làm ăn, hoặc mua vé số có gặp hên, linh ứng hay không chưa ai có thể kiểm chứng, nhưng đây thực sự là một cổ lệ đã tồn tại ở chùa Bà Bình Dương rất lâu, thu hút đông đảo du khách tham gia hàng năm. Tâm Lương

Thiên Khang