Lương y Lê Hữu Ngàn: “Thần y” của bài thuốc chữa hiếm muộn
Lương y Lê Hữu Ngàn mở phòng mạch đông y Hương Ngàn ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) để chữa bệnh cứu người và giúp đồng đội cũ trở về từ chiến trường Trường Sơn “chặt đứt” căn bệnh sốt rét ác tính và nhiều căn bệnh khác. Nhưng ông nổi tiếng nhất, được mệnh danh là “thần y” bởi sở hữu bài thuốc chữa vô sinh kỳ diệu, đem lại hạnh phúc cho rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn.
Là người lính lái xe đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh ác liệt nhất, từng chứng kiến nhiều đồng đội vĩnh viễn nằm lại vì sốt rét ác lính. Sau 1975,khi rời quân ngũ trở về quê hương Hưng Yên, ông đã biến đau thương của đồng đội thành sức mạnh niềm tin, để miệt mài học tập và trở thành thầy thuốc của đồng đội và những người nghèo.
Sau khi đã nắm bí quyết nhiều bài thuốc quý chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh, vì thương nhớ đồng đội cũ, ông đã lặn lội từ Hưng Yên vào Lâm Đồng mở phòng mạch đông y bốc thuốc chữa bệnh sốt rét ác tính cho đồng đội. Tất cả những đồng đội ở đây sau khi dùng vài thang thuốc đông y của ông đều khỏi bệnh.
Lương y Lê Hữu Ngàn đọc sách và nghiên cứu về Hải Thượng Lãn Ông
Trò chuyện với lương y Lê Hữu Ngàn chúng tôi hiểu ông không chỉ là người lính cương nghị rắn rỏi mà còn là người thầy thuốc thật giàu lòng nhân ái. Năm xưa đôi tay ông vững chắc cầm vô lăng chở vũ khí xuyên rừng Trường sơn dưới mưa bom bão đạn. Hôm nay đôi tay ấy lại bốc thuốc chữa bệnh cho đồng đội và người nghèo khó. Chúng tôi hiểu, trong từng thang thuốc ấy của ông là nghĩa, là tình thương yêu đồng loại, là uy tín và tấm lòng lương y lấy đức làm trọng, lấy nhân nghĩa làm lẽ sống, lấy sự an lành của người bệnh làm niềm vui. Đó là tấm lòng của người thầy thuốc cao quý gấp triệu lần vàng bạc, không bị giàu sang cám dỗ, không bị tiền tài mua chuộc.
Suốt 45 năm làm thầy thuốc, trong nhiều ca đến chữa bệnh vô sinh, ông nhớ có vợ chồng anh Nguyễn Quang Thịnh ở 127/20/1 Phạm Hồng Thái Vũng Tàu đã đi hết bệnh viện phụ sản này đến phòng mạch kia, 2 lần thụ thai trong ống nghiệm đều không thành, họ tìm đến ông. Sau khi được tư vấn và uống thuốc hết 3 triệu đồng, sự kỳ diệu sau 16 năm mong chờ đã đến, đứa con gái kháu khỉnh ra đời trong niềm vui đến trào nước mắt của dòng tộc nội ngoại và đôi vợ chồng già. Ngày đầy tháng bé, vợ chồng anh Thịnh mang tiền lễ vật đến cảm tạ, nhưng ông Ngàn không nhận. Ông chỉ xin nhận hoa quả gọi là chút lòng thành để dâng bàn y tổ. Ông nói với vợ chồng anh Thịnh: “Tiền tài phú quý sang giàu cũng chẳng đem lại cho con người hạnh phúc trọn vẹn nếu không có con. Anh chị mừng một thì tôi mừng mười”.
Lương y Lê Hữu Ngàn bắt mạch, bốc thuốc miễn phí cho các cựu chiến binh và người nghèo
Không chỉ vợ chồng anh Thịnh mà hàng chục trường hợp hiếm muộn khác được ông tư vấn và uống thuốc đều mang thai. Trong niềm vui sắp được làm bố, anh Nguyễn Xuân Hải sinh năm 1977 ở 292/15/4 đường 30/4 phường Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu, đem theo lễ vật đến nhà ông hậu tạ và bảo: “Con xin cảm ơn ông đã cho vợ chồng con đứa con. Ông là ông tiên nối nhịp cầu hạnh phúc cho nhiều gia đình hiếm muộn”. Ông Ngàn xua tay: “Thầy thuốc nào cũng có tấm lòng nhân ái như thế. Đó là cái đức, cái nhân ở đời, là tấm lòng của người thầy thuốc chân chính”.
Theo dòng chảy của thời gian, 45 năm qua, lương y Lê Hữu Ngàn đã chữa khỏi bệnh sốt rét ác tính cho cả ngàn đồng đội cũ, chữa thành công 500 ca bị bệnh sỏi thận, bốc thuốc chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân nghèo. Những ngày lễ như 27/2, 30/4, 1/5, ngày vì người nghèo 15/10, ngày thế giới người cao tuổi, ông đều khám bệnh bốc thuốc miễn phí. Đối với người cao tuổi ở phường 8, ông giành sự ưu ái đặc biệt, ngoài miễn phí tiền thuốc cho các cụ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ông còn giúp đỡ các cụ tập dưỡng sinh, khuyên nhủ chế độ ăn uống hợp lý để giữ gìn sức khoẻ.
Lương y Lê Hữu Ngàn (phải) bốc thuốc và hướng dẫn cách dùng thuốc cho bệnh nhân
Lòng nhân ái đức độ của lương y Lê Hữu Ngàn đã thuyết phục được hai con ông theo nghề y học cổ truyền của bố, trong khi khả năng của chúng làm ở liên doanh dầu khí Vietsovptro tháng hơn cả ngàn đô. Ông muốn 2 con ông theo nghề không phải kiếm tiền làm giàu (trong khi nghề chữa bệnh thời nay đang hái ra tiền) mà muốn các con ông hiểu được tính nhân sinh của cuộc sống và sự cao quý của nghề chữa bệnh cứu người. Ông bảo: “Nghề cứu người chỉ có trình độ thôi thì chưa đủ, mà phải có tấm lòng y đức. Tôi muốn các con tôi theo nghề bố là để truyền cho nó tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc trong thời buổi “vàng son lẫn lộn” này. Tấm lòng nhân ái phải được kế thừa, mài dũa, tỏa sáng để giúp người bệnh, giúp đời”.
Ở căn nhà nhỏ lề đường dưới biển tên nhỏ Hương Ngàn, ông Ngàn và các con ông đêm ngày cần mẫn bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cứu người như những con ong chăm chỉ mang về cho đời hương thơm mật ngọt. Một người bệnh khoẻ lại, thêm một cặp vợ chồng sinh con, ông thêm một niềm vui, dẫu biết niềm vui ấy không ít nhọc nhằn và mồ hôi chát mặn.
Tâm Lương