TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Doanh nhân nên đầu tư vào sức khỏe

Hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên nhân vật Steve Jobs, cố Chủ tịch kiêm cựu Tổng giám đốc điều hành hãng Apple. Tháng 10-2003, ông đi chụp CT và phát hiện mình bị ung thư tuyến tụy, một chứng ung thư có tỷ lệ tử vong lên tới 95%.

Vì nhiều lý do, ông đã trì hoãn việc điều trị được khuyến cáo trong chín tháng nên căn bệnh của ông ngày càng nặng. Ông đã qua đời vào ngày 5-10-2011, kết thúc huyền thoại về một doanh nhân, người được tôn vinh như một thiên tài và là tấm gương cho bao người học hỏi và phấn đấu. Qua đó có thể thấy, là người ai cũng phải chịu những rủi ro không được báo trước của cuộc đời. Là doanh nhân, chúng ta thường đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, liệu có ai nghĩ đến việc đầu tư cho sức khỏe của chính mình hay chưa?

Doanh nhân gắn liền với nhiều bệnh có chữ T

Làm doanh nhân không sướng như nhiều người vẫn nghĩ. Ít ai nghĩ rằng những doanh nhân thành đạt, cả ngày ngồi phòng máy lạnh, đi xe hơi, ăn toàn sơn hào hải vị… lại thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) từng xếp doanh nhân vào nhóm những nghề nguy hiểm (chỉ sau lính cứu hỏa và nhà báo). Điều này không quá khó hiểu vì thực tế, những bệnh nghề nghiệp mà doanh nhân thường gặp phải khá nguy hiểm. Công việc bận rộn khiến doanh nhân thường phải ngồi một chỗ liên tục nhiều giờ trong ngày, ít có cơ hội hoạt động, hay thức khuya, thường xuyên đem công việc về nhà và hầu như không có ngày nghỉ. Chính vì thế mà doanh nhân thường hay bỏ bữa hoặc dùng thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Lúc cần tiếp khách lại tiệc tùng liên miên, rượu bia, thuốc lá dồn dập. Nói chung, các doanh nhân dễ có các thói quen xấu cùng chế độ ăn không tốt, no dồn, đói ghép, cùng với áp lực công việc lớn khiến doanh nhân thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi…

Các bác sĩ thường nói vui rằng doanh nhân thường đi liền với những chữ “T”. Đó không chỉ là “tiền” mà với những đặc thù nghề nghiệp như trên nên doanh nhân luôn có những nguy cơ bệnh tật nghề nghiệp có chữ “T” khác như tăng cân (béo phì), tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, tâm thần (thường gặp nhất là stress và mất ngủ)…

DN634_SK201115_Doanh-nhan

Riêng tại Việt Nam, theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường, kế toán và kiểm toán Grant Thornton vào năm 2009, tỷ lệ doanh nhân có mức độ stress tăng qua các năm của Việt Nam bằng với Thổ Nhĩ Kỳ (72%), chỉ đứng sau Trung Quốc (76%), Mexico (74%) và cao hơn rất nhiều các nước trong khu vực như: Thái Lan (40%), Singapore (45%). Việt Nam cũng là một trong những nước mà các doanh nhân có số ngày nghỉ trong năm thấp nhất thế giới (bảy ngày).

Đừng để “Già bỏ tiền mua sức”

Dù giàu có hay nghèo khổ, thành đạt hay thất bại, con người cũng không thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử tự nhiên. Có chăng, với sự thành công đi cùng giàu có, người có tiền sẽ có điều kiện để kéo dài thời gian chống chọi với bệnh tật hơn. Nhưng một điều mà bất cứ người nào cũng có thể làm được, đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh, tầm soát bệnh hơn trị bệnh, ngăn chặn bệnh hơn phát tác bệnh trước khi quá muộn. Giới doanh nhân càng phải thấm nhuần tư tưởng ấy.

Trong tiến trình sinh lão bệnh tử của con người, ngoài những yếu tố khách quan khó có thể can thiệp được như cơ địa của mỗi người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội… thì còn những yếu tố chủ quan có thể thay đổi như các thói quen xấu, các thái độ “ứng xử” với sức khỏe của mỗi người. Chúng ta có thể thay đổi thói quen ăn uống, chọn lọc thực phẩm tốt cho sức khỏe thay vì chỉ ăn theo sở thích, khẩu vị, giảm dần và chấm dứt hẳn các chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, rượu bia… Chúng ta cũng nên thay đổi nếp sinh hoạt, điều độ hơn, cân bằng giờ nghỉ giờ làm, tập thói quen tốt như rửa tay thường xuyên, tập thể dục hằng ngày…

Bên cạnh đó hãy chủ động thực hiện các cuộc tầm soát sức khỏe định kỳ, thay vì đợi có bệnh mới chữa mà đôi khi quá muộn. Trên thương trường, doanh nhân năng nổ, chủ động thế nào thì cũng nên áp dụng như thế với sức khỏe của chính mình như thếấy. Cần nhớ rằng, vị trí của bạn càng cao, công việc càng nhiều thì càng cần chăm lo đến sức khỏe, bởi sức khỏe của bạn có thểảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người, từ nhân viên dưới quyền đến gia đình thân yêu.

Như vậy, thay vì “trẻ bỏ sức kiếm tiền, già bỏ tiền mua sức”, doanh nhân hãy chăm lo đến sức khỏe của mình ngay khi còn trẻ trung và đương sức kiếm tiền. Ấy cũng là một cách đầu tư khôn ngoan!

TS-BS Võ Xuân Quang, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin