TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Linh thiêng tục thờ thần Cẩu

Từ xa xưa hai dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn đã có tục thờ Thần Cẩu (tượng chó đá), coi đây là một linh vật giữ nhà, trừ tà ma, cầu an, cầu phúc, tài, lộc cho gia đình. Đây là một quan niệm tín ngưỡng tâm linh đã in đậm trong tâm thức và là nét đẹp văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc được lưu giữ bao đời nay.

Không có tư liệu nào ghi chép chính xác tục thờ Thần Cẩu của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn có từ bao giờ; nhưng theo các cụ cao niên, có những ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi đã thờ Thần Cẩu từ lúc khai phá, lập làng.

Theo một trưởng bản ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), một địa phương có tục thờ Thần Cẩu từ lâu đời cho biết, trong dân gian đồng bào Tày, Nùng quan niệm chó là con vật trung thành và mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Nhưng những con chó sống bình thường chỉ là những con chó canh giữ phần dương gian, muốn có chó canh giữ cả phần âm thì phải “nuôi” chó đá (Thần Cẩu) để thờ trước cửa nhà.

Thần Cẩu được thờ trước cửa nhà

Người Tày, Nùng Lạng Sơn vì thế từ xa xưa đã có tục thờ tượng chó đá và gọi với những cái tên rất trân trọng, thiêng liêng đầy sự kính cẩn như: Cụ Thạch, Quan lớn Hoàng Thạch, Thần Cẩu. Thần Cẩu được rước về đặt thờ cúng trước cửa nhà với mong muốn trừ được tà ma, yêu quái; đem lại may mắn, mùa màng bội thu, kinh doanh phát đạt, gia đình yên ấm, mọi người khỏe mạnh.

Đặc biệt khi xây dựng nhà cửa xong, với những ngôi nhà theo phong thủy bị hướng nhà xấu như có con đường đâm thẳng vào nhà, hoặc có nhà hàng xóm đối diện, nhà xây gần đình, chùa, miếu mạo thì gia chủ sẽ lập tức rước ngay Thần Cẩu về thờ cho an tâm.

Ở Lạng Sơn, không chỉ các làng, bản ở vùng nông thôn, mà cả các thị trấn và thành phố Lạng Sơn (chủ yếu là những gia đình người Tày, Nùng) cũng đều thờ Thần Cẩu.

Phố Phai Món, phường Hoàng Văn Thụ, được coi là khu phố cổ của thành phố Lạng Sơn còn lưu giữ nhiều ngôi nhà trình tường, mái ngói âm dương cổ kính; trước mỗi ngôi nhà hàng trăm năm tuổi ấy đều thờ Thần Cẩu.

Một người dân ở phố cổ này cho biết, Thần Cẩu nhà ông được cụ tổ trong gia đình tự tạc để thờ, từ đó tới nay cứ đến ngày lễ, rằm, ngày mùng 1 tháng âm lịch, ông đều thắp hương và có đĩa thức ăn cúng Thần Cẩu. Đặc biệt vào dịp Tết đến, ông đều lấy nước lá bưởi, lá đào nóng tắm cho Thần Cẩu, sau đó lấy một tờ giấy hồng điều dán lên lưng để Thần Cẩu cùng đón năm mới với gia đình.

Thần Cẩu được thở ở miếu

Thần Cẩu được thờ ở cánh đồng làng

Ngày nay, nhiều người chơi vé số, khi mua vé số về thường đem những tờ vé số ấy đặt trước mặt Thần Cầu, rồi thắp hương, thành tâm khấn vái cầu mong Thần Cẩu linh thiêng ban cho vận may trúng số để đổi đời.

Thực tế có vài trường hợp (do sự trùng hợp ngẫu nhiên) đã từng trúng xổ số, nên sự linh thiêng của Thần Cẩu trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Tày – Nùng ở Lạng Sơn càng ngày càng được thờ cúng rất tôn kính.

Thiên Khang