TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Vài điều Tết xưa…

Gọi là Tết xưa vì những việc nay không còn nữa, hoặc còn rất ít ở một vài nơi. Người ta cũng không còn quá cầu kỳ, câu nệ các phong tục, tập quán ngày Tết. Nhiều người cho rằng, cuộc sống càng hiện đại, Tết càng trở nên bình thường và qua mau…

Chuẩn bị đón Tết

Bắt đầu từ tháng chạp, công việc chuẩn bị cho một cái Tết bắt đầu. Trước tiên là bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa, đình chùa, nhà thờ… với ý nghĩa rằng quét dọn, lau chùi sạch sẽ sẽ xua đi những bụi bặm, tối tăm của năm cũ để đón chào những gì mới mẻ, tươi đẹp hơn. Sau đó, việc mua sắm là không thể thiếu: phần dành cúng ông bà, tổ tiên, thức ăn dự trữ trong ba ngày Tết, các món ngon đãi khách, quần áo đẹp để đi chúc Tết đầu năm, các phần quà Tết, lễ Tết…

Xông đất - Chúc Tết đầu năm

Kể từ phút giao thừa trở đi, nhiều nhà kiêng không đổ rác mà quét và tấp lại ở một góc nhà. Phong tục này được lý giải bằng một câu chuyện cũng khá thú vị, rằng: “Xưa kia, có một người lái buôn trong một dịp dạo chơi được Vua thủy thần tặng cho một nàng hầu. Sau khi đem nàng hầu ấy về nhà nuôi thì ông ngày càng trở nên giàu có. Một ngày đầu năm mới, vì tức giận nàng hầu dám làm trái ý, ông dùng roi đánh nàng, nàng trốn vào đống rác và biến mất. Từ đó, người lái buôn rơi vào cảnh bần hàn”. Bắt nguồn từ giai thoại này, trong dân gian có tục lệ kiêng đổ rác trong ba ngày Tết.

Đón chào năm mới

Những việc đầu tiên của năm mới là hái lộc, xông đất, chúc Tết và mừng tuổi. Sau giao thừa, người ta bắt đầu việc chúc Tết, mừng tuổi. Con cháu chúc Tết cha mẹ, ông bà bằng những lời nói tốt đẹp, may mắn nhất và nhận lại lời chúc chăm ngoan, học giỏi, làm việc tốt… cùng một phong bì đỏ xinh xắn. Sau đó, nhiều người thường đến nhà thờ, đình, chùa để làm lễ và hái lộc đem về nhà. Hái được nhánh càng to, xanh tươi, nhiều lộc biếc thì năm mới càng may mắn và thuận lợi.

Tiếp theo là giai đoạn xông đất, người xưa quan niệm rằng mở đầu năm mới thật tốt đẹp thì cả năm sẽ suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió nên rất chú ý lựa chọn người xông nhà, thường đó là những người “nhẹ vía”, mau mắn, hiền lành, dễ tính. Cũng có nhà tự chọn người trong gia đình được xem là may mắn nhất để xông đất đầu năm. Sau khi đã có người xông đất thì không còn kiêng dè gì nữa, người đến sau cứ việc vào nhà bình thường. Có nhiều người không mấy chú trọng đến việc này nhưng sợ người khác kiêng kỵ nên cũng ngại đi chúc Tết vào sáng mùng một Tết.

Khai bút đầu Xuân là một trong những phong tục đẹp của người Việt

Thường thấy trong dịp Tết là phong tục “khai ấn” của người có chức tước, “khai bút” của giới học trò, sĩ tử, “khai canh” của người làm nông, “khai công” của người thợ thủ công… Với những người buôn bán thì cũng chọn một ngày, giờ tốt đi mở hàng “lấy ngày”. Những thói quen này cũng với mong ước một năm mới sẽ khởi đầu với nhiều may mắn, thuận lợi.

Thời gian còn lại trong ba ngày Tết, người ta đến thăm họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp với những món quà nho nhỏ, ý nghĩa và những lời chúc tốt đẹp nhất. Không khí ngày Tết vui vẻ, phấn khởi… Tết cổ truyền được xem là kết thúc vào ngày mùng ba Tết (cũng có một số nhà ăn Tết cho đến hết ngày mùng bốn), sau lễ hóa vàng - một bữa tiệc được tổ chức long trọng để đưa ông bà và họp mặt các thành viên trong gia đình.

Nguyên Khang