Có cần đi tầm soát ung thư sớm không?
Với việc tầm soát ung thư sớm, các bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ các mô bị tổn thương để loại bỏ tế bào ung thư trước khi chúng phát triển.
Mục đích của việc tầm soát ung thư
Tầm soát ung thưnhằm phát hiệnung thưtrước khitriệu chứngxuất hiện. Lợi ích của tầm soát ung thư là phát hiện sớm để phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư của mỗi người.
Tầm soát ung thư đại trà là tầm soát ung thư cho tất cả mọi người, thường liên quan đến những nhóm tuổi nhất định.Tầm soát ung thư chọn lọc là chỉ tầm soát những người có nguy cơ ung thư cao như trường hợp những ung thư di truyền.
Tầm soát có thể dẫn đến kết quả dương tính giả và và các xét nghiệm xâm lấn tiếp theo.Tầm soát cũng có thể dẫn đến kết quả âm tính giả, và một bệnh nhân ung thư tạm thời được bỏ qua. Tranh cãi nảy sinh khi chưa rõ các lợi ích của việc tầm soát cao hơn những rủi ro của các thủ tục kiểm tra sức khỏe, và các theo dõi chẩn đoán và điều trị tiếp theo.
Với việc tầm soát ung thư sớm, các bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ các mô bị tổn thương để loại bỏ tế bào ung thư trước khi chúng phát triển. |
Vì sao nên tầm soát ung thư?
Bệnh ung thư nói chung thường không có triệu chứng khi mới khởi phát và đây lại là thời kỳ dễ chữa nhất. Do vậy, một trong những cách phòng chống tốt nhất và đảm bảo là mọi người nên có thói quen khám bệnh định kỳ và làm những việc cần thiết để tầm soát bệnh ung thư.
Với việc tầm soát ung thư sớm, các bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ các mô bị tổn thương để loại bỏ tế bào ung thư trước khi chúng phát triển.
Tùy từng trường hợp mà việc tầm soát và điều trị có thể mang đến hiệu quả điều trị từ 60-100%.Đó chính là lý do vì sao các bác sĩ đều khuyên mọi người nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ hàng năm.
Công tác phòng chống và tầm soát ung thư sớm cần được đẩy mạnh hơn nữa cho đến khi căn bệnh ung thư không còn là thách thức lớn với sự phát triển của y học nhân loại.
Các biện pháp được sử dụng trong việc tầm soát bệnh ung thư
- Chụp X-quang
- Khám lâm sàng
- Chụp nhiệt
- Xét nghiệm đơn thuần bằng HPV
- Siêu âm
- Chụp CT
- Chụp cộng hưởng MRI
Tùy vào từng trường hợp và mục đích mà khách hàng có thể chọn những loại hình xét nghiệm phù hợp nhất với bản thân mình.
Biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh ung thư
Đối với những người không thường xuyên thực hiện khám sức khỏe hay tiến hành tầm soát ung thư, khi có một trong những biểu hiện sau cần tiến hành khám và kiểm tra sức khỏe do đây à những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh ung thư:
Đó là: Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, vết loét trên da không lành sau ba tuần, nốt ruồi to lên, chảy máu hoặc ngứa, nhức đầu dữ dội tái đi tái lại, khàn tiếng kéo dài, ho đàm lẫn máu, đau bụng kéo dài, thay đổi hình dạng kích thước tinh hoàn, tiểu máu không kèm theo đau, thay đổi thói quen đi cầu, có khối u hoặc thay đổi hình dạng vú, chảy máu hoặc tiết dịch núm vú...
Theo Người đưa tin
Tuấn