TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Vé số nâng bước người mù… thời Covid -19

Hội người mù TP. HCM hiện có trên 1. 400 hội viên, trong số đókhoảng 20%có việc làm, chủ yếu sốngbằngnghề bán hàng rong, hát rong và bán vé số dạo. Cái nghề "đại chúng" này đã giúp rất nhiều người người mù có được nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống...

Mặcdùsố lượng những người bán vé số dạo bị khuyếttậtkhông quánhiều, nhưng họ là những số phận luônđược cộng đồng xã hội quan tâm, sẻchia nhiều nhất.

Ơ khu vực giáp ranh giữa huyện Bình Chánh và quận 8, TP. HCM,hìnhảnhnhững người mù một tay cầm xấp vé số và một tay cầm gậy quơ quơ, để dò từng bước đi trên đường phố một cách đầy gian nan, giữa trời đổ mưa nặng hạt hay nắng cháy da,đã trở nên quen thuộc với cộng đồng từ lâu.

Hai người khiếm thị mời chào khách mua vé số ở một quán nhậu trên đường Tạ Quang Bửu (quận 8)

Những người mùấythường đi theo từng tốp vài ba người,thường có một người bìnhthườngdẫn đường. Họ dựa vào nhau để an tâm hơn trên những nẻo đường mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo đầy những rủi ro, bất trắc và thậm chí cả cạm bẫy.

Hỏi ra mới biết, trong số họ có cả những cặp vợ chồng (có cặp vợ chồng cả hai đều khiếm thị, có cặp thì vợ, hoặc chồng khiếm thị). Nhưng nhìn cái cách mà họ cùng chung sức, chung lòng trong cuộc sống đầy gian khó này một cách rất tự tin, thì đủ thấy rằng với họ, việc được các đại lý tin tưởng giao cho những tờ vé số để hàng ngày đi bán dạo là một hạnh phúc, như được trao cho “cái cần câu” hiệu quả giúp cho họ mưu sinh.

Tôi đã nhiều lần gặp nhóm người khiếm thị này ở khu vực tập trung nhiều quán nhậu của các quận 5, quận 8 và huyện Bình Chánh. Mới đây, khi tôi đang ngồi trong một quán nhậu ở khu Trung Sơn (Bình Chánh), thì hai người đàn ông (có một người khiếm thị còn trẻ) bước vào. Điều khiến tôi bất ngờ và cảm thấy thú vị về cách chào mời thực khách bằng chiêu đọc thơ“thay lời muốn nói”, một“tác phẩm”của chính người đàn ông khiếm thịnọ. Giọng đọc của anh trầm ấm, thật giàu cảm xúc: “Cặp kính sẫm che đôi hốc mắt/ Mũ nồi đen úp sát vành tai/ Một cây gậy bạn đường dìu dắt/ Đôi dép mòn đưa bước đó đây”.

Vừa đọc anh vừa chìa xấp vé số về phía tôi và những người bạn trong bàn nhậu. Sau khi tôi và rất nhiều người xung quanh đã chọn mua mỗi người một vài tờ vé số ủng hộ, ông lại hắng giọng đọc tiếp đoạn cuối bài thơ, nghe thật nao lòng cảm động: “Cuộc thế trăm năm lắm chữ ngờ/ Người giàu bạc tỷ, kẻ đôi xu/ Ai nên thần tượng, ai tàn tật/Thông thái phần ai, ai dốt ngu/ Ông muốn thần may đoái kẻ nghèo/ Cho đời vơi bớt cảnh gieo neo/ Cõi trần nào phải nơi đày đọa/ Kiếp sống không như thứ bọt bèo”.

Những người khiếm thị độc hành di chuyển nhọc nhằn trên từng cây số để mời chào vé số

Qua trò chuyện tôi được biết anh tên Huỳnh Văn Thông, 45 tuổi, quê huyện Chợ Mới (An Giang) và người đồng hành với anh là ông Cao Duy Hưng 52 tuổi, người cùng xứ. Anh Thôngbị mù bẩm sinh,đã lên TP. HCM mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo được 20 năm, nhờ đọc bài thơ về thân phận người mù bán vé số này mà mỗi ngày anh kiếm được khoảng 250.000 đồng – 300.000 đồng tiền lời, không chỉ đủ trang trải cho cuộc sống chính mình mà còn gửi về quê phụ người em trai út nuôi mẹ già 85 tuổi bị tai biến đang điều trị tại nhà.

Giọng trầm xuống, anh Thông chia sẻ: “Nhưng từ hôm dịch Covid – 19 tái xuất hiện trở lại từ cuối tháng 7/2020 tới nay, thì lượng thực khách ở các quán ăn, quán nhậu, quán cà phê ở TP.HCM giảm đáng kể, nên cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người bán vé số, nhất là những người bán vé số mùnhư chúng tôi”.

Anh Thông cho biết thêm, dù khiếm thị nhưng anh vẫn theo dõi tin tức, dùng mạng xã hội thông qua chương trình hỗ trợ đọc, viết cho người khiếm thị, nên anh vẫn cập nhật được mọi vấn đề về thời sự xã hội cũng như văn học nghệ thuật mà anh rất yêu thích.

Qủa là “Cõi trần nào phải nơi đày đọa”, trời lấy đi của những người mù đôi mắt sáng ngời, nhưng cũng bù cho họ những khả năng khác, với tâm hồn nhạy cảm, giọng đọc ngọt ngào truyền cảm như thể đó là một sở trường và thế mạnh để hành nghề vừa đọc thơ, vừa bán vé số mưu sinh

Những người khiếm thị độc hành di chuyển nhọc nhằn trên từng cây số để mời chào vé số

Ngoài nhóm của anh Thông, còn có những người khiếm thị chỉ “đơn thương độc mã” trong hành trình mưu sinh đầy gian nan khó nhọc và bất trắc như trường hợp của ông Trịnh Văn Thắng 55 tuổi, quê huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Hơn 20 năm qua, ông Thắng một mình với cây gậy trong tay quơ quơ dò dẫm những bước chân theo những lộ trình quen thuộc bắt đầu từ quận 5, sang quận 8 với những con đường tập trung nhiều quán nhậu nhất, như: Trần Bình Trọng, Tản Đà, Trần Phú (quận 5); Tạ Quang Bửu, Cao Lỗ, Dương Bá Trạc, Phạm Thế Hiển (quận 8)…để chào mời từng tờvé số.

Theo ông Thắng, so với những người lành lặn, hoặc có khuyết tật chân, tay…thì những người mù, nhất là những người độc hành mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo gặp nhiều khó khăn hơn, di chuyển cực nhọc hơn, chậm hơi, tiếp cận được ít khách hàng hơn, nên thu nhập cũng thấp hơn. Nhưng, nếu không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 như hiện nay, thì ông cũng không những đủ trang trải cho bản thân, mà còn phụ giúp được cho gia đình, người thân.

“Vì thế, bán vé số dạo, dù cực nhọc, nhưng vẫn là nghề nâng bước cho người khiếm thị trong cuộc sống hôm nay và ngày mai. Chỉ cầu cho dịch Covid nhanh chóng được đẩy lùi” – Ông Thắng chia sẻ.

Tâm Lương

0