TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Ước mơ nhỏ bé của những cậu bé nghèo bán vé số

Theothống kê không chính thức, ở TP.HCM có hàng trăm trẻ em hành nghề bán vé số. Hầu hết các em đến từ các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam bộ, gia đình nghèo khó. Mặc dù các em đều có chung mơ ước là được đến trường đi học, nhưng hoàn cảnh sống không cho phép…

Ngô Quốc Thống (học sinh lớp 5 Trường tiểu học số 1 Hòa Phú, H.Tây Hòa, Phú Yên)luôn mơ ước được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Nhưng cuộc sống khó khăn buộc em phải ngày ngày cùng người mẹ rảo bước trên những con phố Sài Gòn, bán từng tờ vé số để kiếm sống. Con đường đến trường của em còn xa vời vợi…

Giữa trưa hè nắng gắt, hai mẹ con Thắng lê những bước mệt nhọc trên con đường Trần Quốc Thảo (quận 3), xấp vé số trên tay hứng những giọt mồ hôi từ trán rơi xuống. Ngày nào cũng vậy, hai mẹ con phải cuốc bộ cả hơn chục cây số để mưu sinh.

Con thèm học, thèm chơi, nhưng thôi ráng bán vé số phụ mẹ đã - Ảnh 1.

Haimẹ con chị Thuận – bé Chiến mưu sinh trên phố với xấp vé số trên tay

Ởtuổi 11, hầu hết bạn bè cùng trang lứa đều được đến trường. Nhưng Thống cùng với một vài người bạn cùng lứa phải xa quê nhà Phú Yên, cùng cha mẹ trôi dạt vào Sài Gòn kiếm sống bằng nghề bán vé số - cái nghề phổ biến của rất nhiều người Phú Yên tha hương cầu thực.

Quan sát cậu bé, không khó để nhận ra một điều, rằng cứ hễ thấy những đứa trẻ đi học về, tung tăng trên phố hay ngoan ngoãn ngồi sau xe mẹ, cha, cậu bé đều nhìn với sự thèm thuồng lộ rõ trong ánh mắt. Có lẽ do cuộc sống kham khổ đào luyện từ nhỏ nên mới 11 tuổi, cậu bé đã có ánh mắt rắn rỏi và cam chịu như người lớn. Vì vậy mà khi mời khách mua vé số, cả người móc bóp ra mua hay người xua tay từ chối, em đều cười.

Cậu kể rằng, mới năm ngoái em còn được đi học, nhưng do dịch bệnh, phần trường phải đóng cửa dài ngày, phần mẹ cậu phải nghỉ bán 1 tháng, gia đình túng quẫn, nên sau đợt “nghỉ dịch”, cậu theo mẹ vào Sài Gòn kiếm sống cho đến tận bây giờ. “Đây là lần thứ 6 con vô Sài Gòn bán vé số cùng mẹ. Những lần trước chỉ vô khi nghỉ hè, nhưng lần này chưa biết đến khi nào mới trở về quê để đi học lại. Vì mình mẹ bán không đủ sống, con phải phụ giúp thôi”, em cho biết.

Cùng “lộ trình” với Thống làNguyễn Đình Phú (13tuổi,học sinh lớp 7 Trường THCS Trường Chinh, H.Đông Hòa, Phú Yên), và cậu “em út” Hồng Thanh Thuận, mới 7 tuổi, quê ở huyện Kế Sách, Sóc Trăng.

Thuận có gương mặt sáng sủa, giọng nói còn non nớt, nhưng đã có “thâm niên” 2 năm trong nghề. Hằng ngày, bé lẽo đẽo theo mẹ cuốc bộ khoảng 15-20km, mặc trời nắng hay mưa, rong ruổi trên các con phố khu vực quận 1, quận 3 để kiếm từng đồng bạc thấm đẫm mồ hôi. Chị Thạch Thảo Chiến, mẹ Thuận, cho biết gia đình cực quá, hai vợ chồng bám trụ ở thành phố này đã 5 năm. Chồng chạy xe ôm, còn chị thìngay từ đầu đã gắn bó vớinghề bán vé số. "Từkhicó béThuận đi bán cùngthìđỡ hẳn, người ta thấy thương nên mua nhiều, bán được gấp đôiso với trước. Nhưng nhiều khi thấy con đi nhiều mệt mỏi thương lắm. Tính hai mẹ con ráng bán thêm thời gian nữa rồi gửi bé về quê cho đi học, hoặc tìm chỗ học miễn phí ở Sài Gòn, chứ chẳng lẽ suốt đời bươn chải đi bán vé số như mẹ, tương lai sẽ ra sao", chị Chiến tâm sự.

Tạm gác lại giấc mơ được đi học, nhiều trẻ em phải rong ruổi trên những con phố bán vé số mưu sinh

Trần Tấn Khôi,9tuổi, quê huyệnLong Phú, Sóc Trăng,mới 9 tuổi nhưng đã 4năm đibán vé số. Hồinhỏ thì mẹ bồng theo, hoặc dắt tay đi bán, nhưng lên 7 tuổi thì cậu đã có thể “độc lập tác chiến”, mỗi ngày bán trên dưới 100 tờ, góp vào “ngân sách gia đình” 3-4 triệu đồng/tháng. Khôi nói rằng, em rất muốn được đi học, nhưng một phần vì cha mẹ không có tiền để đóng học phí, mua sách vở, phần nữa, em lo là nếu mình nghỉ bán vé số để đi học thì phần “thu nhập” mà em mang về cho cha mẹ hằng tháng sẽ bị thiếu hụt, gia đình đã túng thiếu càng trở nên kiệt quệ hơn. Nghĩ vậy, nên trước giờ em chưa hề dám hé răng nói với cha mẹ về mơ ước nhỏ bé của mình.

Sáng sớm, những cậu bé ấy đã bước ra khỏi phòng trọ chật chội để rong ruổi trên những con đường Sài Gòn hoa lệ. Mãi đến tối mịt, khi nhiều gia đình đã chuẩn bị đi ngủ, các em mới trở về nhà. Đói, mệt, nhưng những cậu bé ấy vẫn cảm thấy ấm lòng khi có khoản tiền nho nhỏ mang về cho cha mẹ, nhờ đó mà bữa ăn gia đình không đến nỗi thiếu cơm, nhạt muối…

Vớicác em, điều mong ước thiết thực nhất là ngày nào cũng bán được nhiều vé số. Còn những ước mơ khác đành tạm gác lại phía sau…

PV

0