TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Chuyện về người nghệ sĩ bán vé số mưu sinh

Trong giới nghệ sĩ cải lương, khi rời ánh đèn sân khấu, bên cạnh nhiều người có cuộc sống gia đình hạnh phúc đủ đầy. còn có không ít người long đong lận đận sống trong cô đơn nghèo khó. Trong đó có những người hành nghề bán vé số dạo để mưu sinh khi đã ở tuổi xế chiều...

Nghệ sĩ Phi Hùng (hiện ngụ tại phường An Cư, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) là một trong số những người như vậy.

Một thời vang bóng

Nghệ sĩ Phi Hùng tên thật là Trần Thanh Hùng, sinh năm 1932, quê ở Phụng Hiệp, Hậu Giang, trong một gia đình nông dân, nhưng từ nhỏ đã thấm nhuần những lời ru ngọt ngào của má. Năm 18 tuổi, chàng trai Trần Thanh Hùng quyết chí rời nhà đi lang bạt khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ để tìm cơ hội bước chân vào nghiệp ca hát. Sau một thời gian dài vẫn long đong lận đận, cuối cùng Trần Thanh Hùng quyết định lên Sài Gòn để thử vận may và thực hiện giấc mơ cháy bỏng là trở thành nghệ cải lương.

Khi mới chân ướt chân ráo đến Sài Gòn, Trần Thanh Hùng gặp vô vàn khó khăn vì "lạ nước lạ cái", lại không có người đỡ đầu. Nhưng rồi vận may cũng mỉn cười với chàng trai vốn sở hữu một giọng ca mùi mẫn làm xiêu lòng người nghe, lại biết đàn nhiều loại nhạc cụ trong dàn nhạc tài tử, nên ông nhanh chóng được nhận vào đoàn cải lương Tiếng Chuông Vàng, với nghệ danh là Phi Hùng. Đây là một trong những đoàn hát có tiếng tăm lúc bấy giờ ở Sài Gòn nói riêng, Nam bộ nói chung do bầu Can làm chủ.

Sau một thời gian dấn thân miệt mài biểu diễn với niềm đam mê dân hiến hết mình nghệ thuật sân khấu cải lương, tên tuổi nghệ sĩ Phi Hùng được đông đảo công chúng Sài Gòn và khắp Nam bộ ái mộ. Những vở diễn của ông luôn cuốn hút hàng ngàn khán giả đến với sân khấu cải lương như: Bao Công xử án Trần Thế Mỹ, Võ Đông Sơn – Bạch Thu Hà, Đường Gươm Nguyên Bá... Từ đoàn cải lương Tiếng Chuông Vàng, NS Phi Hùng còn theo nhiều đoàn hát nổi tiếng khác để đi biểu diễn từ Bắc chí Nam, như Đoàn cải lương Hậu Giang, Sông Hậu, Tây Đô... và Đoàn Kim Chưởng là nơi ông gắn bó lâu nhất với 12 năm. Ở Đoàn Kim Chưởng ông được thăng hoa qua các vở diễn cùng với anh em đồng nghiệp nổi tiếng như nghệ sĩ Diệp Lang, Phương Quang, Thành Được, Út Bạch Lan và đây cũng là thời kì đỉnh cao của sự nghiệp làm nghệ sĩ của ông.

Xế chiều lận đận

Năm 1979, NS Phi Hùng chuyển về công tác tại đài Phát thanh Truyền hình Cần Thơ, phụ trách chuyên mục cải lương, cổ nhạc phục vụ cho bà con nghe đài quê nhà. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua, gia đình hạnh phúc với ba đứa con trưởng thành ngoan ngoãn, gia cảnh không thể gọi là khá giả nhưng hạnh phúc.

Nhưng, mọi chuyện bắt đầu khó khăn hơn khi vào năm 2004 ông bị tai biến mạch máu não bị liệt một tay và một chân, miệng thì méo đi, nói không còn được rõ ràng. Suốt hai năm kiên trì chữa trị, ngày nào ông cũng phải châm cứu, uống thuốc đầy đủ cộng với kiên trì tập luyện vật lý trị liệu nên bệnh tình cũng thuyên giảm nhiều. Hiện ông đã có thể nói lại bình thường nhưng một cánh tay và chân trái vẫn bị liệt, cử động và đi lại rất khó khăn. Số tiền dành dụm được sau bao năm đều dồn hết để chữa bệnh, vì vậy gia đình ông trở nên rất khó khăn. Hai người con lớn của ông, một trai một gái lập gia đình và sinh sống ở Châu Đốc (An Giang) hoàn cảnh cũng không khá giả nên không đỡ đần được cho ông phần nào. Người con gái út vốn sống cùng ông bà bao nhiêu năm qua lại vừa qua đời vì bị ung thư, mất đi một nơi để nương tựa, nên Phi Hùng phải cùng vợ tự bươn chải để kiếm sống qua ngày.

Hàng ngày Nghệ sĩ Phi Hùng di chuyển trên đôi nạng có bánh xe đi khắp đường phố mời khách mua vé số

Sau nhiều đêm trăn trở suy tính, cuối cùng Phi Hùng cùng vợ quyết định vay mượn bạn bè thân quen một số vốn ít ỏi để lấy vé số đi bán mưu sinh. Tuy nhiên đo đôi chân đi không còn vững, nên việc cầm xấp vé số đi bán đối với ông cũng đã là một việc hết sức khó khăn. Do chỉ quanh quẩn bán ở khu vực trong xóm gần nhà, nên số lượng vé bán ra không nhiều, thu nhập bấp bênh. Thấy vậy một người bạn thương tình đã tặng ông đôi nạng được thiết kế có bánh xe ở dưới giúp ông di chuyển thuận tiện hơn. Nhờ vào đôi nạng đó ông bắt đầu đi bán xa hơn và bán được nhiều hơn, trung bình mỗi ngày cả hai vợ chồng cũng bán được hàng trăm tờ vé số, thu nhập đủ để trang trải cuộc sống.

Nhưng gần đây, đôi chân của vợ ông bị thấp khớp nặng, không còn gắng gượng đồng hành cùng ông được nữa. Thương vợ, ông khuyên bà ở nhà để một mình ông đi bán. Hằng ngày cứ 4h30 sáng ông lại thức dậy với xấp vé số trên tay rong ruổi khắp phố phường Cần Thơ để chào mời khách. Nhiều khán giả mến mộ giọng ca một thời vang bóng của ông đã trở thành khách ruột, mỗi ngày đều mua ủng hộ vài tờ vé số. Ông tâm sự: “Mình đau yếu, đi đứng không lại người ta nên phải đi sớm thì mới có cơ may bán được. Rất may nhờ nhiều khán giả từng yêu thích giọng ca của mình, nay thương tình mua ủng hộ, động viên an ủi nên nhờ vào "nghề" bán vé số dạo mà có được thu nhập tương đối ổn định, cuộc sống đỡ chật vật hơn”.

Tâm Lương

0