TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Vé số dạo ở ngoại ô

Ở TP. HCM, ngay cả vùng ngoại ô như các quận, huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức… chưa bao giờ người bán vé số dạo lại đông như hiện nay. Những người bán vé số dạo ở đây chủ yếu đến từ các tỉnh giáp ranh như: Tây Ninh, Long An, Bình Dương.

Trong số họ, phần lớn là những người già, người khuyết tật (được ưu tiên không mất tiền vé xe), nên đều chọn cách sáng sớm từ nhà di chuyển lên thành phố theo các chuyến xe buýt tới nơi “hành nghề”.

Tới trước 4 giờ chiều, họ lại theo các chuyến xe buýt trở về nhà. Ngày này qua tháng nọ, dù trời mưa, cuộc mưu sinh của họ đều không thay đổi, như đã được lập trình – trừ những ngày đau bệnh.

Bà Trương Thị Thanh, 71 tuổi, quê Trảng Bàng (Tây Ninh) là một trong số những người như vậy. Đã gần 10 năm nay bà theo những chuyến xe buýt từ Trảng Bàng xuống khu vực thị trấn Củ Chi bán vé số, vài ba ngày lại về nhà một lần.

Bà kể: “Tui có ba người con, hai trai và một gái út đều đã có gia đình, nhưng vì không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh, nên lo cái ăn, cái mặc cho con cái chúng nó còn chưa xong, làm sao nuôi thêm mình được. Đã thế cô con gái út lại bị tai nạn giao thông chấn thương cột sống nằm một chỗ đã mấy năm nay, chồng nó bị trọng bệnh vừa qua đời, nên tui phải ráng đi bán vé số để tự nuôi mình và nuôi con gái út cùng hai đứa con của nó. Những đêm nghỉ lại ở thị trấn Củ Chi tui may mắn được một chị chủ nhà trọ rất nhân hậu, cho ăn, ngủ miễn phí. Nhờ vây mà tiền bán vé số mỗi ngày tui đều để dành cứ vài ba ngày lại đem về nhà phụ giúp thêm cho tụi nó”.

Ông Phan Ngọc Sáng, 73 tuổi quê Đức Hòa (Long An) cho biết: “Tui bắt đầu đi bán vé số từ năm 2000 tới giờ, từng nhiều năm bán ở các quận trung tâm thành phố, nhưng giờ chuyển địa bàn để đỡ “cạnh tranh”. Mấy năm trước còn khỏe, những ngày lễ, Tết tui còn đi tới tận đền Bến Dược (Củ Chi) để bán, dịp ấy đông khách, có ngày kiếm được vài ba trăm tiền lời. Giờ già cả, đạp xe đi xa không nổi nữa, nên chỉ quanh quẩn ở khu vực huyện Bình Chánh thôi. Có lẽ đây là điểm dừng chân cuối cùng rồi, không thể đi đâu hơn ở đây nữa. Mỗi ngày túc tắc cũng được hơn trăm tờ, đủ trang trải cho bản thân, không phải nhờ vả con cái là may rồi, vì ở quê tụi nó làm nông cũng nghèo quá. ”.

Theo ông Sáng, bán vé số ở vùng ngoại ô tuy khách mua không đông, ít gặp khách sộp nhưng đỡ phức tạp hơn ở những khu trung tâm như các quận: 1, 3, 5, 10, Tân Bình, Phú Nhuận…

Theo ông, hầu hết những người nghèo từ miền Bắc, miền Trung, hay miền Tây Nam bộ khi dấn bước vào nghề bán vé số mưu sinh, đều tìm tới những quận trung tâm, nên tính chất cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt hơn. Do đó, những người già yếu thường chọn “giải pháp an toàn” là chuyển về những nơi đươc coi là có “cơ hội tiềm năng” ở các quán nhậu, quán ăn, quán cà phê, khu vui chơi giải trí ở các quận, huyện vùng ven đô.

Hiện tại, hàng trăm người bán vé số ở các khu vực vùng ven đã quen với địa bàn và có một số khách “ruột” nên thu nhập khá ổn định. Cộng với việc giá cả sinh hoạt có phần rẻ hơn khu trung tâm, nên khoản tiền tích lũy của họ cũng không thua kém bao nhiêu so với thời còn “bám” khu trung tâm.

Mặc dù vậy, thách thức đối với họ là chặng đường di chuyển sẽ dài hơn – có nghĩa những người già yếu sẽ phải chấp nhận hao tổn sức lực nhiều hơn. Âu đó cũng là cái giá phải trả, bởi cuộc sống không bao giờ là dễ dàng…

Trang Lương

0