TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Mất việc làm, nhiều người chuyển nghề bán vé số dạo

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất thu hẹp quy mô sản xuất, khiến lao động mất việc làm gia tăng kèm theo các áp lực về mưu sinh. Theo thống kê ở nhiều địa phương khu vực Đông Nam bộ, nhiều người khi bị mất việc làm có xu hướng tìm đến với nghề bán vé số dạo như một công việc tức thời để mưu sinh trong mùa dịch…

Người bán vé số dạo gia tăng

Ghi nhận của chúng tôi, Bình Dương là một trong những địa phương có tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp, xây dựng nhiều nhất tại khu vực (63%), với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tại đây, đã thu hút một số lượng lớn người lao động đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Một khu vực ở tỉnh Bình Dương bị phong tỏa vì Covid – 19

Báo cáo của Sở LĐ–TB&XH tỉnh Bình Dương cho biết, địa bàn tỉnh hiện có trên 1,2 triệu lao động đang làm việc trong 20 khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp. Từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng dịch Covid – 19 kéo dài và diễn biến phức tạp, khiến khoảng 60.000 lao động phải ngừng việc, nghỉ việc và mất việc. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, tỉnh Bình Dương có gần 50.000 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tăng 32,9 % so cùng kỳ 2019. Các ngành chịu ảnh hưởng nhiều gồm khu vực dịch (lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải); khu vực công nghiệp (xây dựng, dệt may, giày da, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm).

Đa phần lao động bị mất việc làm xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo, trong đó có không ít người chưa qua đào tạo nghề nên phải chấp nhận làm những công việc phổ thông đơn giản, hoặc vừa học, vừa làm với mức lương thấp, không ổn định.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Phạm Thị Hồng (38 tuổi, quê huyện Chợ Mới, An Giang) cho biết, chị rời quê lên Bình Dương từ năm 2012, làm công nhân ở một doanh nghiệp dệt may tại Khu công nghiệp Dệt may Bình An. Do chưa qua đào tạo về nghề may nên chị chỉ được sắp xếp và nhóm ủi sản phẩm, với mức lương 5 triệu đồng/tháng.

Nhưng từ tháng 5 năm 2020 do ảnh hưởng dịch Covid – 19 bùng phát, doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều đơn hàng bị hủy buộc phải tính toán thu hẹp quy mô sản xuất và chỉ tuyển lựa những công nhân có tay nghề chuyên môn. Do đó, nhiều công nhân bị mất việc, trong đó có trường hợp của chị. Sau một tháng gõ cửa các doanh nghiệp xin việc đều bị từ chối vì chị chưa hề qua đào tạo bất cứ một ngành nghề gì. Cuối cùng chị Hồng quyết định đi bán vé số dạo để mưu sinh.

Nhiều người lao động ở các khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương mất việc làm

Những ngày đầu cầm xấp vé số đi mời mọc khách từ quán cà phê, quán ăn, quán nhậu, chị Hồng cũng rất ngại và mặc cảm nhưng dần dần cũng quen. Đây là nghề tự do, ít vốn liếng, thậm chí không cần có vốn vì được các chủ đại lý cho trả sau. Nghề bán vé số dạo cũng không bị áp lực về thời gian, tuổi tác, tay nghề, sức khỏe. Những người bán dạo vé số nếu khéo mời mọc, tạo được thiện cảm và có uy tín với nhiều khách ruột có thể bán được từ 350 – 400 tờ vé số/ ngày, có lời 1000 đồng/tờ vé.

Cũng theo chị Hồng, sau khi trừ tiền nhà trọ, chi phí sinh hoạt thì việc bán vé số cũng giúp chị tiết kiệm được khoảng 5, 5 triệu đồng/tháng, nếu so với ở quê thì đây là số tiền lớn. “Tuy vất vả hơn làm công nhân, nhưng thu nhập lại cao hơn nhiều so với lương công nhân, nên tôi bằng lòng với nghề này. Hiện nay do dịch giã kéo dài, hàng quán ngưng hoạt động, không có khách để mời chào, số lượng vé tiêu thụ giảm, thu nhập giảm, cuộc sống có khó khăn hơn. Nhưng, bán vé số dạo vẫn là nghề phù hợp nhất với những người có hoàn cảnh như chúng tôi hiện nay”, chị Hồng chia sẻ.

“Tự cứu mình” nhờ bán vé số dạo

Chị Huỳnh Thị Thắm (40 tuổi, quê huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) chia sẻ, là công nhân của một công ty thương mại và chế biến thực phẩm ở khu công nghiệp Bình Dương, chị Thắm là trong số hơn 20 chị em bị mất việc làm từ tháng 4/2020 đến nay, trong đó có 15 người đã gia nhập vào lực lượng bán vé số dạo.

Từ khi các quán cà phê, quán ăn, quán nhậu tạm ngưng hoạt động người bán vé số dạo không ngần ngại vào tận văn phòng tiếp thị

“Hiện nay do số người bán vé số gia tăng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến số lượng bán ra giảm so với trước đây. Nhưng mỗi ngày nếu chịu khó đạp xe lòng vòng ở trên nhiều tuyến phố Thủ Dầu Một thì cũng bán được khoảng 150 – 200 tờ vé số/ngày. Thu nhập tuy thấp hơn trước nhưng cũng còn có đồng ra đồng vào để trang trải cuộc sống trong những ngày dịch giã. Nếu không bán vé số chúng tôi không biết làm gì để có thu nhập mỗi ngày 150.000 đồng – 200.000 đồng. Cũng may nhờ những tờ vé số “ích nước, lợi nhà” mà chúng tôi tự cứu được mình”, chị Thắm chia sẻ.

Trong số những người phụ nữ bán vé số dạo này từng là những công nhân trong các khu công nghiệp.

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, do ảnh hưởng dịch Covid – 19 từ 3/2020 đến nay, các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, khiến nhiều lao động bị mất việc làm lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu thì chính bán vé số dạo lại là nghề thiết thực nhất, phù hợp nhất, giúp họ vượt lên trong cuộc sống thời dịch giã.

Tâm Lương