TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Bé gái 12 tuổi và những tờ vé số mang lại “nguồn sống” cho gia đình

Mới 12 tuổi, nhưngbé Nguyễn Thị Lan,quê xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuậnđã phải rời xa gia đình, cùng ôngngoại(Nguyễn Độ, 76 tuổi, bị mù từhơn 40 nămnay), đi bán vé số dạo từ hơn 2 năm qua. Nhữngngã tư đèn đỏ, quán cà phê, công viên…ở Sài Gònđã trở thành những nơi chốn quen thuộc đối với cô bé.

Giữatrưa hè nắng gắt, chúng tôi gặp bé Lan nắm tay ông ngoại xăng xái chào mời những người dừng đèn đỏ ở giao lộ Lương Định Của – Mai Chí Thọ (quận 2) mua vé số. Giao lộ không bóng cây, khuôn mặt cô bé ửng đỏ, nhễ nhại mồ hôi, trong khi cụ già mù thì mải mốt bước chân theo cô cháu ngoại với cây đàn guitar trên tay nghêu ngao hát. Nhìn hai ông cháu thấy tội nghiệp, nhiều người dừng xe mua vé số ủng hộ. Bán được cho ai, cô bé cũng đều cúi đầu cảm ơn rất lễ phép.

Xấpvé 100 tờ trên tay cô bé vơi đi rất nhanh. Bé lại tiếp tục lấy xấp khác ra bán. “Từ 6 giờ sáng đến giờ, ông cháu con đã bán được hơn 300 tờ. Vậy là bữa nay con sẽ có tròn 2 triệu đồng để gởi về cho mẹ trả tiền học và lo tiền ăn cho em con ở nhà”, cô bé hớn hở khoe.

Bé Lan mới 12 tuổi đã hơn 2 năm dắt ông ngoại bị mù đi bán vé số dạo

Càng về trưa, giao lộ càng vắng người qua lại, chỉ có những chuyến xe tải nặng chạy rầm rập trên đường. Đó là lúc mà hai ông cháu phải “chuyển địa bàn”, tìm đến những quán cà phê để tìm người mua vé số. Chặng đường hai ông cháu phải lội bộ giữa buổi trưa không dưới 6-7km. Nhưng không hề gì, hai ông cháu đã quá quen với quãng đường đầy bụi bặm, vào mùa mưa thì lầy lội ấy, vì phải như vậy thì mới mong bán được thêm vài chục tờ vé số. Để rồi đến xế chiều, họ lại quay trở lại giao lộ, bán những tờ cuối cùng của ngày hôm đó, đồng thời tranh thủ bán sớm vé số cho ngày hôm sau.

Đếnkhi trời sập tối, hai ông cháu tiếp tục lội bộ khoảng 5km nữa để trở vềcăn phòng trọ chật hẹp cuối con hẻm nhỏ đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, Quận 9, nơi có một bà cụ già cũng bị mù đã chờ sẵn. Trong khi bé Lan và bà ngoại lui cui chuẩn bị nấu bữa tối cho gia đình, thì ông Độ ngồi tiếp chuyện chúng tôi. Ông kể: Năm 20 tuổi, ông bỗng nhiên bị mùmà không biết nguyên nhân. Rồi ông kết hôn với một người phụ nữ cũng bị mù như ông, lần lượt sinhba người con, hai trai một gái.Cách đây chừng hai chục năm, do cuộc sống ở quê quá khó khăn nên hai vợ chồng mù dắt díu nhau vô Sài Gòn bán vé số kiếm sống.

Mẹ bé Lan là con gái út của vợ chồng ông Độ,lấychồng là một ngư phủ,cóvới nhau tất thảy4 đứa con. Bé Lan là chị lớntrong gia đình nghèo,bé Lan không được đi học,phảiở nhà phụ mẹ trông em, dọndẹp nhà cửa, thời gian rảnh rỗi cònđi lột vỏ củ hành kiếm tiền.

Thu nhập của hai vợ chồng không đủ nuôi 4 đứa con, nên khi bé Lan vừa được 10 tuổi thì cha mẹ quyết định cho vô Sài Gòn cùng đi bán vé số dạo với ông bà ngoại. “Ngày nào bé Lan cũng dắt tui đi bán vé số từ sáng sớm đến gần tối mới về. Con nhỏ tội nghiệp lắm, bán được đồng nào cũng gom góp để gởi về cho mẹ, bản thân nó chỉ giữ lại vài chục ngàn đồng bỏ ống heo, hay ăn chút bánh trái cho đỡ xót ruột. Cứ 15 ngày nó lại gởi tiền về nhà, khi nhiều thì 2-3 triệu, lúc ít cũng hơn 1 triệu. Chừng đó là tạm đủ để mẹ và các em ngoài quê ăn học, chi tiêu”, ông Độ kể.

Ông Độ, ông ngoại bé Lan đã già yếu lắm nhưng vẫn cùng cháu gái miệt mài đi bán vé số hằng ngày

Bàcụ nãy giờ im lặng, nhưng nghe ông cụ kể về đứa cháu, cũng tham gia câu chuyện: “Con nhỏ tính nét dễ thương, nhưng thiệt thà, khờ khạo lắm. Nên tui luôn dặn từng nghe lời ai rủ rê, dụ dỗ. Có lần, nó kể có một bà cho uống ly nước rồi biểu đi theo bả vừa không phải làm việc cực nhọc, vừa có nhiều tiền. Nghe lời ngoại dặn nên nó đã từ chối. Nó còn nói với tui là ráng bán vé số vài năm, gom góp được ít tiền sẽ đi học nghề”.

Ăn vội chén cơm còn nóng hổi, bé Lan chào ông bà và chúng tôi, khoác cặp bước nhanh ra ngoài. “Phải kiếm sống vất vả, cuộc sống kham khổ vậy, nhưng con bé ham học lắm. May mắn là nó được địa phương chođi học lớp bổ túc cấp tiểu học ở trường gần nhà. Lớp học đó do một nhóm thầy cô đứng ra tổ chức miễnphí, dànhcho những trẻcon nhà nghèo. Con bé đang học lớp 2 rồi. Chỉ mong sau này nó có cái chữ để đời đỡ khổ”, ông Độ kể với giọng run run…

Sài Gòn đang vào cao điểm mùa mưa. Những cơn mưa xối xả đổ xuống bất kể lúc nào, khiến cho những người lao động nghèo bươn chải kiếm sống trên đường phố - như hai ông cháu bé Lan, càng vất vả, cực nhọc gấp bội phần. Nhưng vì miếng cơm manh áo, vì một niềm hy vọng dẫu là mong manh vào tương lai, họ vẫn miệt mài rảo bước trên những chặng đường dài, vắt kiệt từng giọt mồ hôi để kiếm những đồng tiền lương thiện.

Bởi ngay cả những cô bé mới 12 tuổi như bé Lan cũng đang phải gánh “trọng trách” là nguồn sống cho cả một gia đình…

Việt Hùng