TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Nhiều người bán vé số dạo bất ngờ đổi đời nhờ trúng số

Đến với nghề bán vé số dạo, nhiều người nghèo, người già không nơi nương tựa chỉ ước mong có công việc mưu sinh, đỡ đần con cái lúc tuổi già…Tuy vậy, có nhiều người lại gặp may mắn khi bất ngờ trúng số, thay đổi cuộc đời trong “chớp mắt”.

Mới đây, trường hợp bà Lưu Thị Kim Phượng (55 tuổi, quê huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), hiện là chủ hai xưởng chế biến hạt điều ở Bình Phước là một trong người gặp may mắn và đổi đời từ thân phận người bán vé số dạo như thế.

RỜI QUÊ TỪ HAI BÀN TAY TRẮNG

Chia sẻ với chúng tôi, bà Lưu Thị Kim Phượng cho biết, trước đây quê bà có địa danh Mỹ Lồng, nơi có làng nghề làm bánh tráng ngon nức tiếng, đến nay còn lưu truyền câu ca: “Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”. Như bao phụ nữ sinh ra và lớn lên ở làng nghề, bà Kim Phượng cũng theo nghề gia truyền làm bánh tráng và có một cuộc sống tuy chưa khá giả, nhưng rất ổn định, không thiếu trước hụt sau, con cái được học hành đàng hoàng.

Bà Lưu Thị Kim Phượng ( số 1 từ trái sang) kiểm tra chất lượng sản phẩn hạt điều sau chế biến

Ngưng giây lát, đôi mắt nhìn xa xăm như hồi tưởng, bà Kim Phượng chậm rãi kể: “Cuộc sống gia đình tôi bắt đầu bị đảo lộn sau cơn bão số 5 lịch sử đổ bộ vào các tỉnh miền Tây Nam bộ năm 2001. Câu chuyện buồn về sự đổ vỡ “tan đàn xẻ nghé” của gia đình tôi cũng bắt đầu từ đó”. Bà Phượng kể tiếp, chồng bà vốn là một thợ mộc giỏi nghề đóng thuyền, nên được địa phương huy động xuống một làng chài ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) giúp ngư dân nơi dây đóng mới, sửa chữa số thuyền hư hại do cơn bão số 5 gây ra. Hai năm sống, hành nghề thợ mộc ở một làng chài, vốn có rất nhiều người phụ nữ góa chồng (vì mất tích do cơn bão số 5), ông đã không giữ được sự chung thủy.

Lao động nữ trong xưởng chế biến hạt điều số 1 của bà Kim Phượng đang bóc vỏ lụa hạt điều

Cuối năm 2003, chồng bà Phượng trở về nhà, dẫn theo một người phụ nữ đang mang bầu 5 tháng, xin vợ tha thứ và chấp nhận cho ông lấy vợ bé. Sau một đêm thức trắng, với tột cùng đau khổ và tan nát cõi lòng, bà Phượng đi đến quyết định chia tay. Một nách hai con nhỏ, với vỏn vẹn vài trăm ngàn đồng trong tay, bà rời khỏi căn nhà, nơi từng là một mái ấm bao năm trong uất hận, cay đắng, xót xa. “Lúc ấy, trong đầu tôi chỉ còn nhớ duy nhất một địa chỉ tôi có thể đến để tác túc, đó là nhà của một người dì ở thị xã Đồng Xoài (nay là TP Đồng Xoài), tỉnh Bình Phước. Dì tôi đã mở rộng tấm lòng đón nhận và tạo điều kiện cho ba mẹ con tôi một chỗ và những bữa cơm trong cơn bĩ cực, mà trước đây tôi không bao giờ nghĩ sẽ có đoạn đời này ”.

BẤT NGỜ ĐỔI ĐỜI NHỜ TRÚNG SỐ

Khi mới chân ướt chân ráo đến thị xã Đồng Xoài, bà Kim Phượng đi hái điều thuê để có tiền trang trải cuộc sống và dành dụm nuôi con. Theo bà Phượng, hái điều thuê tuy vất vả nhưng thu nhập cũng tạm đủ cho ba mẹ con ổn định cuộc sống nơi đất khách quê người. Tuy công việc không ổn định, chỉ làm theo thời vụ, mỗi năm một vụ điều thường thu hoạch từ tháng 1, hoặc tháng 2 và kết thúc vào tháng 6. Sau vụ thu hoạch điều kết thúc, 6 tháng còn lại không có việc làm và thu nhập, nên cuộc sống của ba mẹ con lại lâm vào cảnh khó khăn thiếu thốn. Chính vì thế, sau khi kết thúc vụ điều cuối tháng 6 năm 2005 bà Kim Phượng quyết định đi bán vé số dạo để mưu sinh.

Lao động nam trong xưởng chế biến hạt điều số 2 của bà Kim Phượng sử dụng mày để tách vỏ hạt điều, nâng cao năng suất

“Ban đầu chưa quen đường xá, còn ngại ngùng chào mời khách, nên tôi chỉ dám lấy mỗi ngày 200 tờ vé số từ một đại lý cấp 2, nhưng nhiều ngày không bán hết. Tuy nhiên không vì thế mà tôi nảm lòng, nghề dạy nghề, dần dà tôi cũng quen với công việc và có những “mối quen” ở các quán cà phê, quán nhậu, nhà hàng bình dân, nên số lượng vé tiêu thụ cũng tăng lên gấp đôi (400 tờ/ngày). Bán vé số cực nhất, thường gặp rủi ro nhất là vào mùa mưa bão, nhiều hôm phải ôm vé ế, vì cơn mưa kéo dài, không kịp trả lại cho đại lý. Nhưng trong cái rủi lại có cái may, nhờ ôm vé ế mà tôi đã trúng số để đổi đời”, bà Kim Phượng chia sẻ.

Nhớ lại cái ngày “trời cho trúng số ấy”, bà Kim Phượng cho chúng tôi biết: “Đó là vào một buổi chiều cuối tháng 8 năm 2007, sắp tới giờ tôi phải trả lại vé thừa cho đại lý thì một cơn mưa như trút nước ập đến. Cơn mưa lớn kéo dài dai dẳng gây ngập lụt các đường phố, khiến tôi không thể đạp xe đến đại lý trả vé, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” ôm gần 20 tờ vé của XSKT Bình Dương. Tối đó, hơn 8 giờ tôi mới về tới phòng trọ vừa mệt rã người, vừa đói và tủi thân. Ăn qua loa ổ bánh mỳ lạnh ngắt, tôi đi ngủ trong tâm trạng thật buồn, không cầm được nước mắt, chỉ mong sao trời mau sáng, để ngày mai đến đại lý lấy vé đi bán sớm”.

Sáng hôm sau, bà Phượng dậy sớm hơn mọi ngày, để kịp lấy vé số bán cho những “khách ruột” ở một số quán cà phê, quán ăn sáng. Lấy xong vé, cầm tờ giấy dò kết quả mở thưởng chiều hôm trước, bà bắt đầu dò những tờ vé ế đang ôm. “Dò đến xê ri cuối cùng, tôi không tin vào mắt mình, thật bất ngờ, trong số gần 20 tờ vé ế, có 4 tờ trúng thưởng giải nhì, trị giá 30 triệu/tờ. Niềm vui vỡ òa, tôi không kìm được những giọt nước mắt sung sướng, cứ chảy dài trên đôi gò má sạm đen vì nắng. Thời đó, 120 triệu đồng là cả một gia tài rất lớn, có nằm mơ tôi cũng không thể có được”.

Lao động nữa trong xưởng chế biến hạt điều số 1 của bà Kim Phượng đang phân loại hạt điều để đóng gói sản phẩm

Từ số tiền “trời cho” ấy, bà Phượng mua đất cất một ngôi nhà cấp 4 vào cuối năm 2007 để ổn định cuộc sống cho ba mẹ con. Phần đất còn lại tới năm 2010, bà Phượng bán đi để đầu tư thành lập 2 xưởng chế biến hạt điều, hoạt động từ đó tới nay, giúp giải quyết việc làm với thu nhập ổn định khoảng 8 triệu đồng/tháng cho hơn 70 lao động địa phương”.

Trường hợp bà Lưu Thị Kim Phượng chỉ là một trong rất nhiều số phận của những người từng bán vé số dạo đổi đời nhờ trúng số, hiện đang là những ông, bà chủ ăn nên làm ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại ở các tỉnh phía Nam.

Tâm Lương