TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Theo chân người khiếm thị mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo

Nhiều năm qua, nghề bán vé số dạo đã tạo công ăn việc làm cho không ít người khiếm thị, giúp họ có thu nhập để tự lo cho cuộc sống của mình.

Từ lâu người dân TP. HCM đã quen với hình ảnh những người mù một tay cầm xấp vé số và một tay cầm gậy quơ quơ, để dò từng bước đi trên đường phố một cách đầy gian nan. Họ ít khi đi một mình mà thường đi theo từng tốp vài ba người dắt díu nhau, dựa vào nhau để an tâm hơn trên những nẻo đường bán vé số dạo mưu sinh đầy những rủi ro.

Những hình ảnh ấy đã được khắc họa thật điển hình trong một ca khúc viết về thân phận người mù bán vé số dạo mà tôi được ông Trần Văn Trung 45 tuổi, quê huyện Châu Phú (An Giang), bị mù bẩm sinh, hiện đang bán vé số ở khu vực quận 8 hát cho nghe vào một chiều mưa, trong quán nhậu: “Cặp kính sẫm che đôi hốc mắt/ Mũ nồi đen úp sát vành tai/ Một cây gậy bạn đường dìu dắt/ Đôi dép mòn đưa bước đó đây/ Ông bán quanh năm cái rủi – may/ Những mong độ nhật tấm thân gầy/ Ưu tư trĩu nặng trong tâm tưởng/ Vé này, liệu bề hết bữa nay/ Ai mua hy vọng, ông trao cho/ Mưa móc ơn trời trúng giải to/ Mượn vốn thánh thần mưu cuộc sống/ Mong đời áo ấm với cơm no”.

Ảnh minh họa

Hát tới đây ông bỗng ngưng, rồi chìa xấp vé số về phía tôi và những người bạn trong bàn nhậu. Sau khi tôi và rất nhiều người xung quanh đã chọn mua mỗi người một vài tờ vé số ủng hộ, ông lại hắng giọng hát tiếp đoạn cuối, thật nao lòng cảm động: “Cuộc thế trăm năm lắm chữ ngờ/ Người giàu bạc tỷ, kẻ đôi xu/ Ai nên thần tượng, ai tàn tật/Thông thái phần ai, ai dốt ngu/ Ông muốn thần may đoái kẻ nghèo/ Cho đời vơi bớt cảnh gieo neo/ Cõi trần nào phải nơi đày đọa/ Kiếp sống không như thứ bọt bèo”.

Theo bộc bạch của ông Trung, nhờ ngón đàn và ca khúc viết về thân phận người mù bán vé số này mà hơn 10 năm qua, mỗi ngày ông kiếm được khoảng 150.000 đồng – 200.000 đồng tiền lời từ bán vé số.

Ảnh minh họa

Qủa là “Cõi trần nào phải nơi đày đọa”, trời lấy đi của những người mù đôi mắt sáng ngời, nhưng cũng bù cho họ những khả năng khác. Với tâm hồn nhạy cảm, ngón đàn điêu luyện, giọng ca ngọt ngào như thể đó là một sở trường và thế mạnh để hành nghề vừa hát rong, vừa bán vé số mưu sinh.

Trong số những người mù bán vé số dạo mà tôi tiếp xúc trò chuyện, có không ít cặp đã nên vợ, nên chồng sống thuận hòa hạnh phúc như duyên trời định.

Anh Nguyễn Văn Thắng, 38 tuổi, quê huyệt Lấp Vò (Đồng Tháp), hiện bán vé số ở khu đô thị Trung Sơn (Bình chánh) là một trong những trường hợp như thế.

Anh Thắng chia sẻ: “ Tôi bị mù từ năm lên 4 tuổi, do bị biến chứng của bệnh ban đỏ. Năm 2011, tôi quyết định rời quê lên TP. HCM bán vé số, để bớt gánh nặng cho ba má ngày càng già yếu. Tôi thuê phòng trọ chung với một vài anh cùng quê, cùng bán vé số, ở xã Đa Phước, huyện Bình rồi hàng ngày đi xe buýt lên quận 8, quận 5 hành nghề từ sáng sớm tới chiều tối.

Ảnh minh họa

Tuy đi lại vất vả, nhưng thuê ở ngoại ô giá thuê rẻ chỉ 500.000 đ/ tháng, 5 anh em chung nhau chỉ tốn mỗi người có 100.00 đ/tháng/người. Bán vé số thu nhập bình quân từ 4 triệu đồng/ tháng đến 4, 5 triệu đồng/ tháng, biết chi tiêu tằn tiện cũng tạm ổn định.

Rồi như trời xui đất khiến, năm 2014 trong một lần đi sinh hoạt ở Câu lạc bộ người khiếm thị ở quận 8, tui đã gặp Phan Thị Mỹ, quê huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), hơn tui 2 tuổi. Hai người bén duyên từ đó và tới cuối năm 2015 thì kết hôn, và tui thuê riêng một căn phòng, ngay sát bên phòng cũ của tui ngày trước.

Bây giờ tụi tôi hàng ngày thức dậy vào 5 giờ sáng, nấu ăn sáng qua quýt ở nhà rồi đón xe buýt vào nội thành bán vé số. Quen cuộc sống cơ cực từ nhỏ rồi, nên với tụi tui như vậy là quá hạnh phúc”.

0