TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI ĐỒNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT KHU VỰC MIỀN NAM
Hồ chí minh
dong thap
xổ số Cà Mau
Bà Rịa _ Vũng Tàu
Bến Tre
Bạc liêu
dong nai
Cần Thơ
Sóc trăng
Tay ninh
xổ số An Giang
binh thuan
Vĩnh Long
Bình dương
Trà Vinh
long an
Bình Phước
Xổ số kiết thiết Hậu Giang
Tiền giang
kien giang
da lat

Những phận già miền trung sống tự chủ nhờ vé số

Ở TP.HCM, từ lâu bán vé số dạo đã trở thành một nghề được nhiều người già, nhất là những người già nghèo, không nơi nương tựa lựa chọn để mưu sinh. Trong số họ, có rất nhiều người đến từ những vùng quê nghèo miền Trung Nam bộ. Chính nhờ vào những tờ vé số “ích nước, lợi nhà” này, họ có thu nhập khá ổn định để tự lo cho cuộc sống trong những năm cuối đời.

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi đến ngụ cư ở TP.HCM từ nhiều tỉnh, thành khác nhau khá cao. Nhưng đông đảo nhất vẫn là đến từ những làng quê nghèo của miền Trung Nam bộ. Họ có hoàn cảnh khá giống nhau là đều không có lương hưu, trợ cấp xã hội, không có sự chăm sóc của con cái, người thân và không có bất cứ nguồn thu nhập nào để tự lo cho cuộc sống của bản thân. Chính vì thế, đa phần họ vẫn phải tự kiếm những việc làm phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe của mình và chủ yếu là chọn nghề bán vé số dạo.

Cụ ông Lê Văn Sáng, 75 tuổi quê gốc ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đã 10 năm ngược xuôi bán vé số dạo ở khắp các đường phố ở TP.HCM là một trường hợp như vậy.

Theo như lời cụ Sáng kể, trước đây ở quê cụ cũng có ruộng để cày cấy, năm được mùa tạm đủ gạo ăn. Nhưng từ năm 2008, do tuổi già, sức yếu nên phải bỏ ruộng vườn, theo một số người cao tuổi trong làng vào TP.HCM bán vé số dạo. Hàng ngày, cụ lấy vé số với một người cùng quê làm đại lý cấp 3 ở đường Hoàng Sa, quận Tân Bình.

“Khi thấy tôi mới chân ướt chân ráo vào đây, nể tình đồng hương, chủ đại lý cho lấy thiếu để đi bán, cuối ngày trả sau. Ban đầu chưa quen việc, có ngày đi lòng vòng từ sáng sớm, tới chiều gần giờ xổ, giò cẳng mỏi nhừ mà chỉ bán được khoảng chục tờ vé, còn bao nhiêu vội vã đem trả lại cho chủ đại lý, thật ái ngại, đêm nằm nghĩ ngợi nhiều lúc nước mắt cứ chảy ra” - cụ Sáng chia sẻ.

Trầm ngâm một lúc, cụ nói giọng phấn chấn hơn: “Rất may tui đã gặp được ông chủ đại lý có tấm lòng nhân ái, thương người cùng xứ luôn an ủi động viên, chỉ dẫn cặn kẽ cho tui tìm những con đường nhiều quán cà phê, quán ăn, quán nhậu, nhất là khu vực tập trung đông người xứ Quảng sinh sống để tiếp cận mời mọc khách”.

Cụ nở nụ cười vẻ hài lòng: “Quả nhiên, “nhân bảo như thần bảo”, những người cùng xứ ở khu Bảy Hiền, khi thấy tui mời mọc giọng rặt người xứ Quảng, họ đã cảm cảnh mà mua ủng hộ như một sự chia sẻ với hoàn cảnh người cùng xứ. Nhờ đó, số lượng tiêu thụ vé của tui mỗi ngày một tăng, bình quân kiếm được khoảng 200.000 đồng/ngày, thu nhập vậy là ổn định và cao hơn gấp 5 lần làm ruộng ở quê”.

Bán vé số dạo trên từng cây số

Cụ bảo: “Vui nhất là mình tự kiếm tiền lo bản thân, những năm cuối đời không phải làm phiền con cháu, vì chúng nó cũng nghèo. Thôi cứ ráng mà làm, khi nào sức yếu đi hết nổi mới bỏ nghề cậu ạ”.

Dọc hai con đường tập trung nhiều quán nhậu về đêm là Hoàng Sa và Trường Sa (kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè), đoạn thuộc quận 3 và Tân Bình, những năm gần đây xuất hiện khá nhiều tốp người già bán vé số dạo từ chiều tối tới đêm khuya.

Qua tiếp xúc, tôi được biết đa số những người già này đều đến từ vùng quê nghèo, thuộc các huyện duyên hải Trung Nam bộ của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

Nói chuyện với tôi, cụ bà Huỳnh Thị Phước, 72 tuổi, quê ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cho biết, chồng cụ mất tích trong một lần đi biển gặp bão lớn, khi ấy cụ mới ngoài 30 tuổi, một nách nuôi hai con gái khôn lớn, lập gia đình.

Giọng cụ buồn rầu: “Nhưng gia cảnh tụi nó cũng nghèo, không có tiền đóng thuyền lớn để ra khơi xa, chồng tụi nó chỉ quanh quẩn giăng lưới đánh bắt gần bờ, mỗi ngày kiếm chưa đủ tiền chợ nuôi con, lấy đâu lo cho mẹ già”.

Những cụ bà cùng xứ thuê chung một phòng trọ (ảnh chỉ mang tính minh họa).

“Đói đầu gối phải bò”, năm 2008, cụ Phước cùng với một cụ bà nữa, đều tuổi ngoài 60 khăn gói quả mướp lặng lẽ rời quê, đón xe khách vào TP.HCM thuê phòng trọ ở khu chợ Phạm Văn Hai, để hàng ngày đi bán vế số dạo, tự trang trải cuộc sống của mình.

Thoắt đã 10 năm trôi qua, nay một cụ vì mắc bệnh đau xương khớp chân, đành trở về quê nương nhờ con cái, còn lại cụ Phước vẫn kiên trì, nhẫn nại bám trụ với nghề bán vé số dạo mưu sinh tuổi xế chiều.

Cụ Phước nói với tôi mà như thể tự an ủi mình rằng: “Cái nghề bán vé số cũng ngộ, người càng lớn tuổi càng dễ mời được khách mua. Tui biết, có nhiều người không ham chơi vé số, nhưng khi tui mời, họ thấy mình già cả, nên thương vẫn sẵn sàng mua vài ba tờ, như cách làm phước vậy. Nhờ vậy mà những người già như tui cũng còn kiếm được đồng lời mỗi ngày, sau khi trả tiền phòng trọ, ăn uống tằn tiện, cũng còn dư mỗi tháng khoảng từ 1, 5 triệu đến 2 triệu đồng lận lưng phòng khi ốm đau bệnh tật và lo hậu sự về sau”.

Đó chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp người già miền Trung Nam bộ hành nghề bán vé số dạo ở TP.HCM lâu nay. Trong số họ, dù có nhiều nguyên do, cảnh ngộ, sự đưa đẩy của số phận với những nghiệt ngã khác nhau, nhưng có một thực tế mà ai cũng có thể nhận thấy, đó là công việc bán vé số dạo đã giúp họ có thu nhập để sống tự chủ hơn, đầy đủ hơn những năm cuối đời.

Tâm Lương